Đánh giá của khách hàng
Viết một nhận xét bằng tài khoản Facebook của bạn
-
Trần Bá PHÙNG - HAY VÀ THÚ VỊ
Đây là một cuốn tiểu thuyết hay và thú vị. Tác giả xây dựng được nhiều tình tiết thông minh. Trước đây có bản dịch tên là Sáu ngày của Condor. Mình thấy dịch như thế trúng và hay hơn. Dịch thoát ý như bây giờ có vẻ là câu viu, hơi bị rẻ tiền Tiểu thuyết này cũng đã dược dựng thành phim. Nhưng rút lại chỉ còn có 3 ngày he he
-
Nguyen Cong Quyet - Bình thường
giờ thì đã biết tại sao sách được giảm giá nhiều mặc dù khá hay
-
Nguyễn Hoài Ngọc - Cực kì hài lòng
-
Camellia Phoenix - Thể loại: Trinh thám. Điểm: 9/10
“Sáu ngày của Thần Ưng” là 1 trong những quyển sách khiến Biển hài lòng từ khi mua được đến khi đọc xong. Sách khổ nhỏ, chưa đến 250 trang nhưng chữ khá nhỏ (chắc size 10) nên nội dung rất dài, chứa đựng lượng kiến thức chuyên môn khổng lồ về ngành tình báo của Mỹ (nhưng có thể tất cả chỉ là hư cấu). Truyện kể về 6 ngày máu lửa đáng nhớ trong cuộc đời Ronald Malcolm – một nhân viên cấp thấp giữ vai trò soạn thảo báo cáo của CIA. Biển sẽ không kể về nội dung (dù chỉ là kể sơ qua) để người đọc có thể thưởng thức trọn vẹn tác phẩm. Tình tiết trong truyện khiến Biển nhớ đến loạt phim Quantico, nhớ đến tác phẩm “Truy tìm bức tranh Thánh” của tác giả Jeffrey Archer, nhưng văn phong của James Grady có nét đặc trưng riêng, phần cuối hơi vô lý nhưng vẫn chấp nhận được. Tác phẩm đậm chất điện ảnh nên đã được chuyển thể thành bộ phim “Ba ngày của Chim Ưng”, bị cấm chiếu trên 1 số trang web vì lý do bản quyền. Cả truyện chỉ có 1 lỗi chính tả, lẽ ra phải viết “giã thuốc” thay vì “dã thuốc”. Tuy nhiên, có khá nhiều từ ngữ bị gõ thiếu, phần dịch thuật đôi lúc chưa rõ nghĩa. Dường như các từ ngữ chuyên môn của ngành hành pháp + lập pháp Mỹ là quá sức của dịch giả, nên có những đoạn khá khó hiểu & cần đọc chậm, còn những đoạn kể về sinh hoạt bình thường xoay quanh nhân vật chính thì dễ hiểu hơn nhiều. Cách xưng hô của nhân vật phản diện khi nói chuyện với nhân vật chính cũng khá buồn cười, y như 2 nhóc người Việt nói với nhau. Đồng ý là phải dịch sao cho phù hợp văn hóa đọc của từng quốc gia, nhưng cá nhân Biển cho rằng cũng cần giữ lại những nét đặc trưng của trinh thám phương Tây, tội phạm thường xưng bằng “tao” chứ không xưng bằng “tớ”. Tuy vậy, cách chia chương (chapters) theo trình tự thời gian chứ không phải đánh số hay đặt tên chương đã đem đến cho quyển sách nét mới lạ & đặc sắc riêng. Trong lúc đọc, Biển nhớ lại 1 thắc mắc của mình về việc tại sao FBI & CIA cứ đối đầu với nhau trong khi lẽ ra nhiệm vụ chính của họ là phải chung tay bảo vệ an ninh quốc gia với 1 tinh thần hợp tác cao độ. Nhưng Biển tự giải đáp cho mình rằng rốt cuộc thì danh tiếng cá nhân còn quan trọng hơn an ninh quốc gia, quan trọng hơn mạng người. Theo nhận xét chủ quan thì truyện này của James Grady không diễn tiến “nhịp nhàng” như truyện của Sidney Sheldom, cũng không có những câu dài đọc rất “sướng” như sách của Jo Nesbo, nhưng nó đã thỏa mãn các yêu cầu mà truyện trinh thám cần có, chút hơi hướm cổ điển, chút hiện đại nhạy bén, “Sáu ngày của Thần Ưng” là 1 quyển trinh thám mà các mọt trinh thám nên có.
-
Nguyễn Trung Kiên - Truyện trinh thám hay
Truyện này mình đọc cách đây 20 năm cũng của NXB Văn học hồi còn bé tí đọc ké của ông cậu, hôm nay tình cờ thấy Tiki bán thấy bồi hồi quá, truyện hay và tiết tấu nhanh và cuốn hút nhé mọi người