Phật giáo Việt Nam qua phong dao tục ngữ
91.800 ₫ Tiki
Sách - Việt Nam phong tục
66.500 ₫ Shopee
Việt Nam Phong Tục
80.750 ₫ Fahasa
Phật Giáo Việt Nam Qua Phong Dao Tục Ngữ
86.400 ₫ New Shop
Việt Nam phong tục
143.100 ₫ NXB Kim Đồng
Vui lòng chọn vào nơi bán và đặt hàng tại đó. Ở đây chonsach.com không trực tiếp bán hàng. Bạn có thể inbox tên sách để Quản trị viên tìm giúp nơi bán (nếu có thể).

Đánh giá của khách hàng

5
7 lượt đánh giá

Viết một nhận xét bằng tài khoản Facebook của bạn

Tôi không cần giới thiệu dài dòng quyển sách này. Đọc "tiểu phẩm" ở trang đầu và mục "thuyết trình đặc điểm" ở phần cuối là đã quá đầy đủ để hiểu tác giả muốn nói gì, quyển sách muốn trình bày luận đề gì. Thật là to lớn mà cũng thật là khiêm tốn. To lớn, vì Phật giáo đã từng là tôn giáo của dân tộc ta từ thuở dựng nước, nhưng nếu ai hỏi "thế nào là một Phật giáo được gọi là Phật giáo Việt Nam", câu trả lời không phải là dễ. Vào Trung Hoa, Phật giáo có Huệ Năng để phát triển lên thành dòng Thiền. Vào Nhật Bản, ngay cả Thiền cũng mang một sắc thái đặc biệt từ Đạo Nguyên và với Đạo Nguyên (Dogen) mà ngày nay thế giới thiền Âu Mỹ tôn vinh như một vị Tổ. Tất nhiên, ta cũng có một dòng thiền Trúc Lâm oanh liệt mà ta tôn vinh như thiền Việt Nam. Nhưng sách vở của thời Lý-Trần oanh liệt liệt ấy bị nhà Minh đốt tiệt cả rồi, những gì còn lại đâu có đủ phong phú để con cháu có thể nói: "đây là Phật giáo Việt Nam" mà tổ tiên đã để lại? Ai cũng biết: Phật giáo vào Trung Hoa thì vui vẻ tiếp nhận "Trung Hoa hóa". Vậy Việt Nam ta có "hóa" cái gì không?

          Câu hỏi ấy to lớn quá. Câu trả lời của quyển sách này rất khiêm tốn, nhưng phương pháp áp dụng để chứng minh thì rất độc đáo, chưa ai làm. Nếu không tìm ở học thuyết cao xa thì ta thử tìm tại cái gốc văn hóa của dân tộc, và cái gốc ấy chính là tục ngữ phong dao. Cái gốc ấy đã tiếp nhận, đã chịu ảnh hưởng Phật giáo như thế nào, đã nhuần nhuyễn hòa lẫn với Phật giáo đến đâu để mang một sắc thái gì đặc biệt mà ta có thể gọi là "Phật giáo Việt Nam" như chính tựa đề của sách này đã ghi rõ? Để trả lời câu hỏi một cách chính xác, đích thị Phật giáo, người trả lời, để làm cho ta tin cậy, phải là một đại sư, nghĩa là không phải chỉ thâm hiểu Phật học như là một học giả, mà còn là một bậc Thầy của các bậc Thầy về lĩnh vực trí tuệ. Dù rất khiêm tốn và có vẻ "bình dân", đây là một quyển sách để cho Phật tử học hỏi và mọi người tham khảo.

          Độc giả có thể ngạc nhiên tự hỏi: tại sao một số phong dao tục ngữ ở đây, tuy ít, có vẻ như không có gì liên quan đến Phật giáo? Độc đáo của quyển sách còn là ở chỗ ấy: với cái nhìn của Phật giáo, mọi sự mọi vật liên hệ với nhau trong tương quan, có những câu tưởng như nói chuyện đời chung chung, nhưng phân tích cho rõ lại thấm mùi thiền, đạo vị, lý thú.

          Tiểu phẩm này nằm trong tay tôi từ rất lâu, nhưng vì tôi tôn trọng một câu trong "tiểu dẫn" - mà độc giả dễ nhận ra - và vì văn phong phản ánh thời tranh đấu Phật giáo của những năm 1962-1965 - mà tôi không muốn sửa đổi - tôi đã không xuất bản. Ngày nay, tôi nghĩ không nên để mất một công trình nghiên cứu độc đáo, vừa bình dân vừa bác học, có thể gợi ý cho các bậc thức giả để tiếp tục đi nốt con đường mà quyển sách đã đi.

          Nguyên Mai là một nữ Phật tử đã cống hiến tuổi trẻ của mình cho Phật học Viện đầu tiên tại Huế mang tên là Tùng Lâm Kim Sơn. Nơi đây, các bậc Thầy xuất chúng đã được đào tạo, và tên tuổi gắn liền với lịch sử của đất nước và của Phật giáo từ sau hậu bán thế kỷ 20: Trí Quang, Minh Châu, Thiện Minh, Thiện Siêu, Thiện Hoa, Trí Tịnh... Tiểu phẩm này mang dấu ấn của một bậc Thầy trong số ấy. Mấy lời giới thiệu này của tôi không có mục đích gì ngoài việc ghi rõ xuất xứ quan trọng này.

Giáo sư Cao Huy Thuần

Mục lục

Giới thiệu của Giáo sư Cao Huy Thuần

Tiểu dẫn

Phần sao lục (với bình chú)

chữ a.................................................................................................

“ ă................................................................................................

“ â................................................................................................

“ b................................................................................................

“ c................................................................................................

“ ch...............................................................................................

“ d................................................................................................

“ đ................................................................................................

“ e................................................................................................

“ g................................................................................................

“ gi...............................................................................................

chữ h.................................................................................................

“ k................................................................................................

“ kh..............................................................................................

“ l.................................................................................................

“ m...............................................................................................

“ n................................................................................................

“ ng..............................................................................................

“ nh..............................................................................................

“ o................................................................................................

“ ô................................................................................................

“ ơ................................................................................................

“ ph..............................................................................................

“ qu..............................................................................................

“ r.................................................................................................

“ s.................................................................................................

“ t.................................................................................................

“ th...............................................................................................

“ tr................................................................................................

“ ư................................................................................................

“ v................................................................................................

“ x................................................................................................

 

›{š

 

Phần thuyết trình (với hai mục)

1. Thuyết trình đại loại

Loại 1: Tội phước

1. Sao lục lại các câu phong dao tục ngữ liên hệ đến Tội phước

2. Tóm tắt đạo lý nhân quả liên hệ với Tội phước

3. Bây giờ lấy đạo lý nhân quả về tội phước mới nói mà làm chuẩn, xét coi những câu phong dao tục ngữ sao lục lại ở trên đã nói thế nào về Tội phước:

Thứ nhất, khẳng định hành vi, phủ định duy vật duy thần

Thứ hai, xác nhận đời sau

Thứ ba, xác nhận vừa cá biệt vừa tương quan

Thứ tư, khẳng định loại “nhân quả sĩ dụng”, loại bỏ Chủ thuyết định mạng

Thứ năm, phủ nhận Thuyết di truyền

Thứ sáu, có hai sự hiểu lầm khá quan trọng đối với nhân quả tội phước

Thứ bảy, làm phước phải biết tự lượng

Thứ tám, làm phước phải biết thực tế

Thứ chín, làm phước hãy làm một cách siêu thoát

›{š

 

Loại 2: Hiếu

1. Sao lục lại các câu phong dao tục ngữ liên hệ đến Hiếu

2. Chủ ý của loại 2 nói về Hiếu

3. Nay, hãy xét những câu phong dao tục ngữ được sao lục lại ở trên đã nói như thế nào về chữ Hiếu:

Thứ nhất, đây là mấy cách bất hiếu

Thứ hai, đây là mấy sự về Hiếu

 

›{š

 

Loại 3: Tu hành

1. Sao lục lại các câu phong dao tục ngữ liên hệ đến Tu hành

2. Những câu phong dao tục ngữ được sao lục lại trên đây đã nói như thế nào về sự tu hành:

Thứ nhất, cơ sở của sự tu hành:

Một, ý thức đời sống là vô thường

Hai, lĩnh hội đời sống vốn rất đẹp

Ba, xác tín bản tính vốn thánh thiện

Bốn, lấy thân thể con người và thế giới con người làm công cụ ........

Thứ hai, hai cách tu hành:

Một, sự tu hành của tập thể tại gia:

Một 1, có ý thức và quyết chí cải tạo bản thân

Một 2, có tín ngưỡng và kỷ luật cơ bản

Một 3, học nghề mà kiếm sống

Một 4, hiếu với cha mẹ

Một 5, lo cho vợ con

Một 6, đóng góp xã hội

Một 7, chung sức hoằng pháp

Hai, sự tu hành của tập thể xuất gia:

Hai 1, nghiêm trị giới luật

Hai 2, bồi dưỡng khả năng

Hai 3, tiếp dẫn hậu lai, hướng dẫn tín đồ

Hai 4, da tâm hiếu hạnh

Hai 5, thời thường tinh tiến

Ba, sự tu hành của tập thể xuất gia mà tập thể tại gia cũng phải có:

Ba 1, tái xác nhận bản thể trong sáng

Ba 2, ý thức trung đạo trong sự tu hành

Ba 3, không đi lui hay đi lệch 

Ba 4, mục đích của sự tu hành: sao cho được như hoa sen 

 

›{š

 

Loại 4: Thiền

1. Sao lục lại các câu phong dao tục ngữ liên hệ đến Thiền

2. Vài nét về Thiền

3. Những câu phong dao tục ngữ sao lục lại ở trên đã nói gì về Thiền?

 

›{š

 

Loại 5: Khổ

1. Sao lục lại các câu phong dao tục ngữ liên hệ đến Khổ

2. Quan niệm về Khổ của Phật giáo:

Một, khổ rất tương đối

Hai, khổ có thể hủy diệt

Ba, khổ có thể sử dụng

Bốn, đời không toàn là khổ

3. Những câu phong dao tục ngữ sao lục lại ở trên đã nói gì về Khổ?

›{š

 

Loại 6: Tình

1. Sao lục lại các câu phong dao tục ngữ liên hệ đến Tình 

2. Ý kiến của Phật giáo về Tình

3. Trích ra một số nên nghe trong những câu phong dao tục ngữ đã sao lục lại ở trên

 

›{š

 

Loại 7: Phỉ báng

 

›{š

 

Loại 8: Bạo quyền

 

 ›{š

 

Loại 9: Linh tinh

1. Sao lục lại những câu phong dao tục ngữ liên hệ đến loại này

2. Những câu phong dao tục ngữ trên đây nói gì?

 

›{š

 

2. Thuyết trình đặc điểm:

1. Quan niệm về Bụt

2. Quan niệm về Giáo lý

3. Quan niệm về Sự tu hành

4. Đối với lý tưởng hướng thượng

5. Mấy điều ghi thêm:

a. Kinh sách ảnh hưởng

b. Đạo giáo xen lẫn

c. Vấn đề chùa làng

d. Tác dụng của chùa

e. Vấn đề lễ hội

Giá sản phẩm niêm yết của Sách Tôn Giáo - Tâm Linh Phật giáo Việt Nam qua phong dao tục ngữ trên các sàn TMĐT đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ...

Mức giá và các nhà cung cấp được liệt kê tại đây chỉ dùng để bạn tham khảo. Khi quyết định mua hàng bạn cần xem xét thêm về đánh giá của khách hàng tại shop đó. Sau cùng bạn chọn mua sản phẩm từ nhà cung cấp mà bạn cho là uy tín nhất với mức giá hợp lý nhất. Chúng tôi không trực tiếp bán hàng cũng như vận chuyển và không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về quyết định mua hàng của bạn.

Công ty phát hành: Công ty TNHH Văn Hóa Khai Tâm
Ngày xuất bản: 01-2021
Phiên bản: Thông thường
Loại bìa: Bìa mềm
Số trang: 228
SKU: 2436779738559
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Hồng Đức

Nhiều người mua