Đánh giá của khách hàng
Viết một nhận xét bằng tài khoản Facebook của bạn
-
Lê Văn Minh Tự - Nhớ Huế khi đang có Huế
Những người Huế vẫn thường nói với nhau “không xa Huế mần răng thương hết Huế”, nhưng Huế là một thành phố kỳ lạ. Nhiều khi ngồi uống cà phê ở quán Vườn Thiên Đàng bên cầu Tràng Tiền hay ngồi ăn tô bún “mệ Kéo” góc đường Bạch Đằng mà vẫn cứ nhớ Huế. Tôi đọc Trước nhà có cây hoàng mai - tùy bút - phóng sự về xứ Huế “phong rêu kiêu sa” của Minh Tự và biết anh là một người nhớ Huế ngay chính khi đang có Huế. Hơn ba mươi bài viết của anh trong tập sách hầu hết được viết ở thời điểm những năm 2000-2002, đó là khi anh vừa từ Đà Lạt trở về quê hương sau gần mười năm tha phương tận mù mịt cao nguyên. Cậu bé nhà quê “xứ Truồi thơm mít ngọt dâu” lên Huế làm học sinh trường chuyên rồi thành sinh viên văn khoa, rồi ra trường lại rời Huế ra đi. Những nhung nhớ chất chứa về xứ Huế tích tụ lại, như một dòng nham thạch trong lồng ngực chàng phóng viên lãng tử, để rồi sau gần mười năm tha hương về lại Huế, tất cả niềm yêu dấu ấy vỡ òa thành những bài viết anh tập hợp lại trong tập sách này. Từ chuyện cơm hến, chuyện mè xửng, tô bún bò, đọi bánh canh... đến đường kim mũi chỉ, vành nón bài thơ, những hoa cỏ tuyết sương, gốc mai lão trượng hay mùi khói củi rơm và trên tất cả là những người Huế vô cùng đáng yêu như “hai ông Phan của Huế”... Những hình ảnh, những câu chuyện vốn quen thuộc với những người yêu Huế, ấy vậy mà qua chữ nghĩa của Minh Tự thấy ăm ắp nâng niu và trân quý, lấp lánh mến thương đính trên những dấu yêu ký ức. Đó là vì anh đã trải nghiệm hai chiều thời gian với Huế. Đã đủ sống với Huế ngót một thập niên tuổi trẻ, ngót một thập niên xa cách, và cũng đủ gụi gần ngày tháng trở về, để đắm chìm trong cái không gian của cỏ cây vườn Huế, cái “ngõ vắng xôn xao” trước chợ Đông Ba với thời tuổi trẻ quay cuồng... Để sống, con người cần có năng lượng. Với Minh Tự, những tháng năm xa cách Huế, để có đủ “năng lượng” đối mặt với buồn vui cuộc sống, anh chọn cách lâu lâu về Huế rong chơi hết tháng giêng với hội hè từ làng Sình về Thai Dương Hạ, làm bạn chuyện trò với sư thầy trong những ngôi chùa Huế giữa thâm u núi rừng hay chỉ lặng im ngồi nhìn những lão mai trong một am thất ẩn nhẩn... Anh gọi đó là nguồn “năng lượng tháng giêng” anh nạp vào thân thể và tâm hồn mình. Có lẽ năng lượng ấy vẫn cháy trên những trang giấy mỏng mảnh của tập sách Trước nhà có cây hoàng mai. Và không chỉ tập sách này, người đọc chờ đón những tập sách khác nữa của Minh Tự về Huế, bởi nếu Huế đã cho anh nguồn năng lượng đủ để sống hào sảng và trọn vẹn của thời tuổi trẻ tha phương thì nay những trang sách như thế này là cách anh “trả nợ năng lượng” của mình cho ân tình xứ Huế - xứ Huế của riêng anh và xứ Huế của muôn người. LÊ ĐỨC DỤC (Báo Tuổi Trẻ 26/05/2016)
-
kento maura - Cực kì hài lòng
????????????????????????????????????????????????
-
Đinh Nhật Quyên - Cực kì hài lòng
cuốn này rất hay, cảm nhận được cuộc sống của con người xứ Huế
-
Dung Thai Ngoc - Cực kì hài lòng
-
Lê Hoài Phương Linh - sách hay
Đây là một cuốn sách viết về văn hóa, lịch sử cố đô Huế hay và không gây nhàm nhán qua gịong văn nhẹ nhàng, cuốn hút của tác giả. Sách đem đến cho người đọc thông về lịch sử, văn hóa Huế qua góc nhìn của tác giả.
-
Lê Văn Minh Tự - Nhớ Huế khi đang có Huế
Những người Huế vẫn thường nói với nhau “không xa Huế mần răng thương hết Huế”, nhưng Huế là một thành phố kỳ lạ. Nhiều khi ngồi uống cà phê ở quán Vườn Thiên Đàng bên cầu Tràng Tiền hay ngồi ăn tô bún “mệ Kéo” góc đường Bạch Đằng mà vẫn cứ nhớ Huế. Tôi đọc Trước nhà có cây hoàng mai - tùy bút - phóng sự về xứ Huế “phong rêu kiêu sa” của Minh Tự và biết anh là một người nhớ Huế ngay chính khi đang có Huế. Hơn ba mươi bài viết của anh trong tập sách hầu hết được viết ở thời điểm những năm 2000-2002, đó là khi anh vừa từ Đà Lạt trở về quê hương sau gần mười năm tha phương tận mù mịt cao nguyên. Cậu bé nhà quê “xứ Truồi thơm mít ngọt dâu” lên Huế làm học sinh trường chuyên rồi thành sinh viên văn khoa, rồi ra trường lại rời Huế ra đi. Những nhung nhớ chất chứa về xứ Huế tích tụ lại, như một dòng nham thạch trong lồng ngực chàng phóng viên lãng tử, để rồi sau gần mười năm tha hương về lại Huế, tất cả niềm yêu dấu ấy vỡ òa thành những bài viết anh tập hợp lại trong tập sách này. Từ chuyện cơm hến, chuyện mè xửng, tô bún bò, đọi bánh canh... đến đường kim mũi chỉ, vành nón bài thơ, những hoa cỏ tuyết sương, gốc mai lão trượng hay mùi khói củi rơm và trên tất cả là những người Huế vô cùng đáng yêu như “hai ông Phan của Huế”... Những hình ảnh, những câu chuyện vốn quen thuộc với những người yêu Huế, ấy vậy mà qua chữ nghĩa của Minh Tự thấy ăm ắp nâng niu và trân quý, lấp lánh mến thương đính trên những dấu yêu ký ức. Đó là vì anh đã trải nghiệm hai chiều thời gian với Huế. Đã đủ sống với Huế ngót một thập niên tuổi trẻ, ngót một thập niên xa cách, và cũng đủ gụi gần ngày tháng trở về, để đắm chìm trong cái không gian của cỏ cây vườn Huế, cái “ngõ vắng xôn xao” trước chợ Đông Ba với thời tuổi trẻ quay cuồng... Để sống, con người cần có năng lượng. Với Minh Tự, những tháng năm xa cách Huế, để có đủ “năng lượng” đối mặt với buồn vui cuộc sống, anh chọn cách lâu lâu về Huế rong chơi hết tháng giêng với hội hè từ làng Sình về Thai Dương Hạ, làm bạn chuyện trò với sư thầy trong những ngôi chùa Huế giữa thâm u núi rừng hay chỉ lặng im ngồi nhìn những lão mai trong một am thất ẩn nhẩn... Anh gọi đó là nguồn “năng lượng tháng giêng” anh nạp vào thân thể và tâm hồn mình. Có lẽ năng lượng ấy vẫn cháy trên những trang giấy mỏng mảnh của tập sách Trước nhà có cây hoàng mai. Và không chỉ tập sách này, người đọc chờ đón những tập sách khác nữa của Minh Tự về Huế, bởi nếu Huế đã cho anh nguồn năng lượng đủ để sống hào sảng và trọn vẹn của thời tuổi trẻ tha phương thì nay những trang sách như thế này là cách anh “trả nợ năng lượng” của mình cho ân tình xứ Huế - xứ Huế của riêng anh và xứ Huế của muôn người. LÊ ĐỨC DỤC (Báo Tuổi Trẻ 26/05/2016)