Đánh giá của khách hàng
Viết một nhận xét bằng tài khoản Facebook của bạn
-
lê hồng ánh - Sách hay và ấn tượng
Sau khi đọc cuốn này thì mình ấn tượng nhiều nhất ở những hủ tục cúng bái, ăn vạ vô cùng tốn kém và cũng không kém phần vô lý, khiến cho người dân phải bán nhà, bán đất để trang trải những món tiền lợn, tiền rượu, tiền gạo cho làng. Trích nguyên văn một đoạn trong sách như sau: "Theo lệ, hàng năm trong làng phải có hai người đương cai, mỗi người nộp cho làng một con lợn ỷ để cúng thần. Điều luật ấy, người ta thi hành bằng cách bắt buộc. Người nào đến tuổi, nhất định phải theo, không thể chối, cũng không thể bỏ. Hễ ai vô phúc mà bỏ, ấy là mang tiếng thiếu đóng, thiếu góp với làng, sống cũng như chết, nếu họ còn sống trong làng. Bởi thế những kẻ nghèo nàn đến lượt đương cai mà không có người giúp đỡ, có khi phải bán nhà bán đất, bán con bán cái để nuôi lợn cho làng. Chẳng thà mất con cái, nhà đất mà có con lợn nộp cho làng còn hơn thiếu lợn của làng mà còn nhà đất, con cái. Sở dĩ tốn kém như vậy, là vì tục làng đã định, con lợn của mỗi người đương cai ít nhất cũng phải hai tạ, nhiều nữa thì càng hay. Cho được có một "ông ỷ" hùng vĩ như vậy, tất nhiên phải nuôi nó từ hai năm trở ra. Trong hai năm trời, hàng ngày phải cứ cung đốn bằng những chuối tiêu, bột nếp hay là của ngon vật lạ trong các mùa, cũng đã hao tiền lắm rồi, huống chi là từ lúc mua con lợn giống đến khi rước một "ông ỷ" ra thờ, còn có nhiều lệ ngạch khác. Làng đi chọn ỷ, làng vào thăm ỷ... tuần nào tiết ấy gia chủ phải có cơm rượu thiết làng. Và những lúc trở trời trái gió, "ông ỷ" ăn không ngon miệng, gia chủ lại phải sửa lễ ra đình kêu đức "thượng đẳng" vuốt ve cho ngài, thì sự phí tổn còn biết đến đâu là hạn. Những người đến lượt nuôi ỷ, trong hai năm trời, lúc nào cũng phải canh cánh lo sợ, chẳng khác nuôi ông tướng giặc trong nhà. Bao giờ ỷ ra đến đình, bấy giờ mới vững dạ." Thêm một phần nữa là vấn nạn "lang băm" của thời ấy vì chưa được quản lý chặt chẽ đã khiến vô số người bệnh chết oan. Đều được gọi là ông lang, nhưng 100 ông lang thì phải có 90 ông "lang vườn", nghĩa là tuy sống về nghề thuốc mà thực ra không am tường nghề mình. Dùng đủ mọi thủ đoạn để chế thuốc, nhái thuốc,... rồi bán cho người bệnh với giá cắt cổ mà chẳng biết thuốc đấy là gì vì đọc cuốn sách còn chưa xong. Người bệnh may mắn lắm thì mới khỏi được, còn đa số cứ chết dần chết mòn mà tiền thì cứ rơi vào tay mấy ông lang vườn. Trích một đoạn ngắn trong sách: ""Mỗi người phải lừa một lần là tôi giàu rồi". Ấy là lời cố cùng mà cũng là câu xưng tội của chủ nhân nhà thuốc "Ông Trăng" đã đáp lại câu hỏi hiểm hóc của mấy người quen biết."
-
Tăng Xuân Sơn - Cực kì hài lòng
Tác phẩm thật tuyệt vời, phóng sự giúp người đọc nhìn về giai đoạn trc 45 thật những nhiều thị phi và cổ tục
-
Phạm Phương Chi - Cực kì hài lòng
Tiki giao hàng nhanh chóng, sản phẩm được đóng gói cẩn thận. Mình rất hài lòng về đơn hàng được nhận!
-
vũ thị thúy hà - Cực kì hài lòng
Tiki giao hàng nhanh, sách sales nhưng vẫn rất mới. nội dung thì chưa đọc nên chưa rv.
-
Khánh Lan - Tuyệt vời
Sách cung cấp nhiều kiến thức phong phú về các tục lệ đình làng Việt Nam xưa, đây đúng là một tư liệu rất quý giá!!!
-
Nguyễn Thị Đinh Hương - Rất hayyy
Nội dung thì khỏi phải bàn. Tiki giao hàng rất nhanh hơn cả hẹn. Giá cũng rất rẻ !
-
Phùng Thảo - Cực kì hài lòng
-
Nguyễn Anh Tuấn - Cực kì hài lòng
-
Trần Phong - Cực kì hài lòng
-
Đỗ Đức Thiên Thịnh - Cực kì hài lòng