Đánh giá của khách hàng
Viết một nhận xét bằng tài khoản Facebook của bạn
-
Ngô Thùy An - Light-dose
Với tất cả sự ngưỡng vọng của mình với nhà văn Haruki Murakami, Light-weight là từ đầu tiên tôi thấy phù hợp. (Tôi không phải là Donald Trump trong văn đàn mà dám vỗ ngực phán này nọ về tác phẩm của báu vật thế giới Haruki Murakami. Nhưng đây chỉ là cảm nhận, mà cảm nhận thì của riêng từng người, rất đa dạng, chắc ông Haruki cũng không nề hà gì đâu :) ). South of the Border, West of the Sun có lẽ không hướng đến độc giả còn trẻ, mới bắt đầu xây dựng sự nghiệp và chưa lập gia đình - như tôi. Vì toàn câu chuyện, duới góc nhìn của tôi, chỉ toàn những điều tốt đẹp, lý tưởng cho một cuộc sống thượng lưu. Một nguời đàn ông có tất cả, nhưng do quá nhàm chán khi đứng trên tiền tài - hạnh phúc, ông muốn rũ bỏ vật chất và đấu tranh cho tình yêu đích thực. Tôi đang ngụp lặn vì áp lực từ sếp và khách hàng, không có tâm trí hi sinh cho tình ái. Cho nên những tình cảnh éo le, tuyệt vọng của giới nhà giàu trong truyện không mảy may chạm đến tôi. Đó là lý do tôi tôi chọn nghĩ tổng thể truyện khá nhẹ ký. Có thể bạn sẽ nói do tôi chưa kết hôn và nếm trải đủ nên mới cho là light-weight. Chứ truyện không hề light chút nào. Nhưng nghĩ hoài vẫn thấy, nếu đang yêu cuồng yêu dại, tôi lại càng không thể đồng điệu với truyện này. Thứ nhất, việc ngoại tình trong văn của Haruki rất phổ biến. Dù gì đó là nguồn cơn của mọi khổ đau vì tình. Mà trong xã hội Nhật Bản, chuyện này gần như bình thường. "It's OK to have a few flings". Câu này khiến tôi choáng váng. Dù biết không có gì gọi là tình yêu đích thực trên đời, đừng bàn tới hôn nhân, nhưng đâu đó cũng cần phải có chuẩn mực, ranh giới cho phạm trù duy tâm này chứ. Không dám chắc có thể chung thủy (monogamy) cả đời thì đừng kết hôn. Cứ rong chơi, không ràng buộc, vướng bận như thế đâu ai có thể trách cứ gì. Hoặc không hạnh phúc thì ly hôn. Chứ hôn nhân mở nghe hơi rợn tóc gáy. Thứ hai, tình yêu giữa Shimamoto và Hajime thật khó mà chuyển biến sâu đậm hơn, nếu có đến được với nhau thì chắc chắn cũng chỉ được một thời gian ngắn. Họ hiểu nhau quá rõ (trong lúc đó lại che dấu những bí mật riêng), và không ai chịu nhượng bộ cho cái tôi của ai. Cái này tôi hiểu: vì họ đều là con một. Mà hội chứng “con một” (Only Children) theo nhà văn diễn tả luôn hiện diện sự ích kỷ, thậm chí là yêu bản thân sâu sắc. Động cơ hi sinh gia đình, tiền bạc của Hajime có khi không hoàn toàn là vì tình yêu với Shimamoto, mà chẳng qua là để thỏa mãn ích kỷ cá nhân, cái bản ngã to đùng muốn gì là phải làm cho được, những người và vật liên quan không ảnh hưởng mấy đến quyết định của bản thân. Vậy cặp tình nhân dẫn dắt câu chuyện chuyển qua tự yêu bản thân mình. Không mấy lãng mạn, nên quả thật là light-weight. Tuy nhiên phải nói, đây là điểm khiến tôi đã ngưỡng mộ nay còn bái phục Haruki hơn nữa. Tôi đã trải qua gần 30 năm cuộc đời phân vân mãi vì sao tư duy của mình thường ích kỷ hơn so với chúng bạn, cứ thích hành động riêng lẻ và đôi khi bị ham muốn cá nhân chi phối mà bất chấp mối quan hệ. Bây giờ mới hiểu ra phần lớn là do hội chứng “Only Children”. Tuy không nặng đô như "Rừng Na Uy" hay "1Q84", nhưng bạn nào cần giải tỏa tâm lý về hôn nhân - gia đình - hội chứng "con một", hãy đọc ngay và luôn. Vẫn thủ pháp đầy chất Haruki Murakami trong từng dòng chữ, không bao giờ là mất thời gian khi đọc Haruki. Ở mỗi góc độ khác nhau, độc giả sẽ nhìn thấy sự thiên tài ông không còn gì bàn cãi.
-
Armi Meo - Cực kì hài lòng
-
Ngô Vũ - Cực kì hài lòng
-
Lam Vân - Cực kì hài lòng