Sách - HBR Trí Tuệ Xúc Cảm – Emotional Intelligence (Bộ 10 Cuốn)
Sách Trí Tuệ Xúc Cảm
159.900 ₫ Shopee
Trí Tuệ Xúc Cảm
163.180 ₫ Fahasa
Trí Tuệ Xúc Cảm
169.150 ₫ New Shop
Vui lòng chọn vào nơi bán và đặt hàng tại đó. Ở đây chonsach.com không trực tiếp bán hàng. Bạn có thể inbox tên sách để Quản trị viên tìm giúp nơi bán (nếu có thể).

Đánh giá của khách hàng

4
2 lượt đánh giá

Viết một nhận xét bằng tài khoản Facebook của bạn

LÀM THẾ NÀO ĐỂ “PHẦN CON NGƯỜI” THĂNG HOA TRONG CÔNG VIỆC?

 HBR Trí Tuệ Xúc Cảm – Emotional Intelligence là tập hợp những tri thức căn bản và thông tuệ về khía cạnh “con người” trong đời sống công việc. Từng cuốn sách sẽ cung cấp một loạt các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của xúc cảm đến cuộc sống và công việc của chúng ta, đồng thời đưa ra các lời khuyên thực tiễn cho việc xoay xở trong các tình huống khó khăn và cư xử với những người khó chịu.

Thông qua các bài viết truyền cảm hứng; bộ sách nhấn mạnh vai trò của việc định hướng cảm xúc lành mạnh trong công việc; từ đó mang đến cái nhìn thực tiễn và nâng đỡ về những kỹ năng xã hội cần thiết; mà nhà chuyên môn giàu tham vọng nên có.

CÙNG KHÁM PHÁ NGAY NHỮNG NỘI DUNG HẤP DẪN CÓ TRONG TỪNG CUỐN SÁCH!!!

1. HBR Trí Tuệ Xúc Cảm | Hạnh Phúc:

Bản chất của Hạnh phúc là gì? Con người làm thế nào để đạt được nó trong đời sống công việc? Và liệu nó có xứng đáng để chúng ta theo đuổi?

Cuốn sách này đi tìm kiếm lời giải cho những câu hỏi đó thông qua nhiều nghiên cứu đo lường hạnh phúc; khuôn khổ hành vi cá nhân, phương pháp quản trị kiến tạo hạnh phúc ngay tại nơi làm việc; cùng lời cảnh báo về nguy cơ từ sự cường điệu hóa vai trò của hạnh phúc.

Một số trích dẫn tiêu biểu:

“Một trong những hiểu lầm về hạnh phúc; đó là hạnh phúc đồng nghĩa với việc lúc nào cũng phải vui vẻ;sung sướng và mãn nguyện với gương mặt tươi cười. Không phải như vậy – hạnh phúc và sống một cuộc đời phong phú; là mở lòng đón nhận những điều tốt đẹp cùng với những điều tồi tệ; và học cách nhìn nhận những điều tồi tệ theo một cách khác.”

“Việc chúng ta không kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực cũng giống như bị miếng vải che mắt. Chủ yếu chúng ta chỉ tập trung – đôi khi là chỉ tập trung duy nhất – vào nguồn gốc của nỗi đau. Chúng ta cũng không xử lý thông tin, tư duy một cách sáng tạo hay ra các quyết định tốt”.

2. HBR Trí Tuệ Xúc Cảm | Tỉnh Thức: 

Sự tỉnh thức mang lại rất nhiều lợi ích, giúp bạn sáng tạo và hiệu quả hơn, đạt được khả năng tự nhận thức sâu hơn, trở nên cuốn hút hơn, chưa kể sự bình an trong tâm trí.

Cuốn sách này sẽ từng bước hướng dẫn bạn xây dựng nhận thức về sự hiện hữu trong đời sống công việc thường nhật. nó cũng cung cấp những lý giải khoa học về sự tỉnh thức và tại sao nó mang lại kết quả, đồng thời đưa ra một số cảnh báo thể thể xem nhẹ về cạm bẫy của sự tỉnh thức.

Một số trích dẫn tiêu biểu:

“Tỉnh thức không phải là sống thật chậm. tỉnh thức là về việc bạn nâng cao sự tập trung và nhận thức cả trong công việc và cuộc sống. bạn loại bỏ phiền nhiễu và đi đúng hướng theo cả mục tiêu của cá nhân và tổ chức.”

“Sự chần chừ và hối tiếc có thể biến mất, bởi nếu bạn biết lý do tại sao mình đang làm việc gì đó, bạn sẽ không chỉ trích bản thân vì không làm việc khác. Nếu bạn hoàn toàn ý thức khi quyết định ưu tiên nhiệm vụ này, làm việc tại công ty này, tạo ra sản phẩm này hoặc theo đuổi chiến lược này, thì lý do gì để bạn phải hối hận chứ?”

3. HBR Trí Tuệ Xúc Cảm | Vượt Qua Nghịch Cảnh:

Làm thế nào mà một số người có thể gượng dậy mạnh mẽ sau những thất bại trong cuộc sống thường nhật, khủng hoảng sự nghiệp hay cả những sang chấn tâm lý nặng nề.

Cuốn sách này gợi mở những đặc điểm của mẫu người biết vượt qua nghịch cảnh, giúp bạn rèn luyện tâm trí để chống chọi trước vô vàn áp lực trong cuộc sống, đồng thời trình bày hướng tiếp cận giúp bạn khởi động lại nghề nghiệp một cách hiệu quả

Một số trích dẫn tiêu biểu:

“Động lực từ việc tạo ra ý nghĩa tốt đẹp trong lúc khủng hoảng chính là cách mà những người kiên cường xây dựng những cây cầu nối liền khó khăn hiện tại đến một tương lai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn”

“Quyết định đầu tiên bạn phải đối mặt để ứng phó với một thảm họa nghề nghiệp là câu hỏi liệu có nên đối mặt với tình huống đã khiến bạn suy sụp – bằng một cuộc chiến mệt mỏi, tốn kém và có lẽ đáng xấu hổ – hay cố gắng bỏ qua nó càng nhanh càng tốt, với hy vọng rằng sẽ không ai để ý hoặc nhớ lâu.”

4. HBR Trí Tuệ Xúc Cảm | Lãnh Đạo Đích Thực:

Việc là chính mình trong công việc có ý nghĩa gì? Là một nhà lãnh đạo, bạn làm thế nào để cân bằng giữa tính dễ bị tổn thương (vulnerability) và quyền hạn?

Cuốn sách này cung cấp lý giải về vai trò của phong cách lãnh đạo đích bằng trí tuệ xúc cảm. Bạn sẽ học được cách khám phá bản ngã của mình, biết khi nào những phản ứng cảm xúc là phù hợp, việc cư xử theo các chuẩn mực riêng có thể làm bạn bị tổn thương như thế nào, và khi nào thì phải cần giả bộ.

Một số trích dẫn tiêu biểu:

“Những nhà lãnh đạo thực thụ là những người cống hiến hết mình vì mục đích của bản thân, kiên định với những giá trị họ theo đuổi, dẫn dắt người khác với trái tim nhiệt huyết và trí tuệ tuyệt vời của mình. Họ cũng biết cách tạo dựng những mối quan hệ bền vững, có ý nghĩa và tự đặt ra cho bản thân “kỷ luật thép” để đạt được kết quả mong muốn. Họ biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của chính mình.”

“Hành trình trở thành một nhà lãnh đạo đích thực khởi đầu từ việc thấu hiểu cuộc đời của chính bạn”

5. HBR Trí Tuệ Xúc Cảm | Thấu Cảm:

Thấu cảm được xem là phẩm chất quan trọng giúp cải thiện các mối quan hệ và thậm chí cả chất lượng phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, việc hiểu được động cơ và cảm xúc của người khác lại chẳng dễ như nói “hãy đặt mình vào vị trí của họ”

Cuốn sách này giúp bạn hiểu thấu cảm là gì, vì sao nó quan trọng, làm thế nào để vượt qua những chướng ngại làm xói mòn năng lực thấu cảm, và biết cách kiểm soát thấu cảm quá đà.

Một số trích dẫn tiêu biểu:

 “Biết lắng nghe không đơn thuần chỉ là biết giữ yên lặng khi người khác nói. Trái lại, một người được coi là biết lắng nghe khi họ có khả năng đặt ra những câu hỏi kích thích sự tìm tòi và thấu hiểu… Lắng nghe được xem là một hội thoại hai chiều thay vì tương tắc một chiều giữa “người nói và ngươi nghe””

“Thấu cảm là năng lực cho phép bạn “đọc vị” được mọi người. Ai đang ủng hộ ai? Ai đang có thái độ khiêu khích và ai đang thoai thac? Sự chống đối nằm ở đâu?”

6. HBR Trí Tuệ Xúc Cảm | Chuyên Tâm:

Sự chuyên tâm cũng có vai trò quan trọng chẳng kém gì năng suất. Nhờ sự tập trung hiệu quả, bạn sẽ dễ thành công trong công việc dẫn dắt người khác, tìm ra điều rõ ràng trong những thứ bất định, bên cạnh nâng cao cảm giác hài lòng trong công việc. 

Có nhiều yếu tố thách thức khả năng duy trì sự tập trung: từ chuông điện thoại cho tới những tranh cãi tại văn phòng hay nỗi lo về cuộc sống thường nhật. Cuốn sách này sẽ diễn giải các tăng cường năng lực tập trung; điều phối sự chuyển tâm của nhóm làm việc, và phá vỡ vòng luẩn quẩn của sự sao nhãng.

Một số trích dẫn tiêu biểu:

“Nếu bạn cảm thấy thất bại, có hai điều sẽ giúp bạn tiến về phía trước; và cảm giác lấy lại được nhiều quyền kiểm soát hơn. Điều đầu tiên là chấp nhận việc mìnhđang ở mức độ nào và phải biết thương chính mình. Khi bạn thừa nhận với chính mình: “Tôi đang mắc kẹt. Điều này thật kinh khủng”; và để cho sự thừa nhận đó nằm trong nhận thức của bạn mà không chống cự hoặc sử dụng nó để trách móc bản thân; nó sẽ không còn khiến bạn trật đường ray nữa.”

“Cảm giác bị quá tải/kiệt sức có thể mang lại nhiều cảm xúc như: thất vọng, tức giận, lo lắng. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bạn. Vì vậy, bạn phải phá vỡ vòng luẩn quẩn này.”

7. HBR Trí Tuệ Xúc Cảm | Ứng Xử Với Người Khó Nhằn:

Điều quan trọng nhất khi ứng xử với người “khó nhằn” là cần kiểm soát được cảm xúc của họ và của chính bạn. Làm thế nào để duy trì được sự điềm tĩnh trong một cuộc đối thoại khó khăn hoặc trước những ý kiến công kích gián tiếp? Và liệu bạn có biết mình cũng không phải là người dễ làm việc cùng?

Cuốn sách dẫn chứng các nghiên cứu về phản ứng cảm xúc của con người trước những đồng nghiệp “đáng sợ”, đồng thời đưa ra lời khuyên về cách thức xây dựng năng lực thấu cảm và vượt lên nghịch cảnh để khiến các mối quan hệ trở nên hữu ích hơn.

Một số trích dẫn tiêu biểu:

“Giải quyết mâu thuẫn cũng giống như nấu ăn, chỉ đạt kết quả tốt nhất khi ở nhiệt độ phù hợp. Nếu quá nóng nảy, mâu thuẫn có thể bùng nổ, đốt cháy giao ước, khiến mối quan hệ tan vỡ trong sự tức giận hoặc thù ghét. Nếu quá lạnh nhạt, giao ước có thể bị đóng băng, không tiến triển tiếp được, hoặc mối quan hệ trở nên lạnh nhạt khi cảm xúc không được bộc lộ và những mối bận tâm không được giãi bày”

“Nhu cầu cảm xúc cơ bản của chúng ta là được trân trọng và thấy mình có giá trị. Khi cảm xúc đó không được đáp ứng, chúng ta cảm thấy bất ổn, mất cân bằng; thiếu an toàn và không hạnh phúc. Ở mức độ nghiêm trọng nhất, chúng ta thậm chí còn cảm thấy sự sống của mình bị đe dọa”.

8. HBR Trí Tuệ Xúc Cảm | Lắng Nghe Trong Tỉnh Thức:

Lắng nghe là kỹ năng quan trọng mà các nhà lãnh đạo và quản lý thường xem nhẹ. Bằng các học lắng nghe trong tỉnh thức; bạn có thể khiến cấp dưới trở nên gắn kết hơn; thúc đẩy những ý tưởng mới được khám phá và nghe thấy những thứ cần nghe hơn là điều mà bạn muốn nghe trong các cuộc thảo luận.

Cuốn sách này sẽ cho bạn biết người giỏi lắng nghe thường làm gì; làm sao để hiện diện một cách trọn vẹn trong các tình huống đối thoại khó khăn; lắng nghe bằng thấu cảm có thể giúp bạn học hỏi và trưởng thành như thế nào.

Một số trích dẫn tiêu biểu:

“Khi vai trò và tầm ảnh hưởng của bạn càng lớn thì kỹ năng lắng nghe cũng phải phát triển tương xứng”

“Những người lắng nghe giỏi luôn biết cách biến cuộc hội thoại thành một trải nghiệm tích cực cho đối phương;… khiến người khác cảm thấy được ủng hộ và tiếp thêm sự tự tin. Lắng nghe là biết tạo ra bầu không khí an toàn; mà trong đó các vấn đề và quan điểm được thảo luận một cách cởi mở.”

9. HBR Trí Tuệ Xúc Cảm | Quyền Lực Và Tác Động:

Hãy sử dụng quyền lực của bạn để mang lại ảnh hưởng và tác động tốt hơn.

Đi liền với chức vụ chính thức là quyền lực. Nhưng ít người nhận ra rằng quyền lực phi chính thức – thứ không đi cùng với chức vụ; cũng có tác động không kém. Bạn sử dụng quyền lực của mình thế nào để có ảnh hưởng tốt hơn?

Cuốn sách này lý giải quyền lực ảnh hưởng thế nào tới cảm xúc, hành vi; và cách chúng ta làm việc với người khác. Bạn sẽ được học các vận dụng năng lực tự ý thức; để kiểm soát quyền lực và kết nối với đúng người; từ đó kiến tạo giá trị, phản ứng trước những hành vi lạm quyền; và thiết lập ảnh hưởng lâu dài.

Một số trích dẫn tiêu biểu:

“Điều quyền lực nhất trong sự nghiệp và cuộc đời của một nhà lãnh đạo là để lại một di sản lớn lao; bởi lẽ điều đó có thể tạo ra những ảnh hưởng trong tương lai; ngay cả khi họ không còn tham gia tổ chức. Tối đa hóa tác động đến tổ chức và mọi người là điều hết sức quan trọng.”

“Các nhà lãnh đạo đích thực sẽ không tạo ra những nhân viên trung thành; họ sẽ tạo ra nhiều nhà lãnh đạo hơn”.

10. HBR Trí Tuệ Xúc Cảm | Gây Ảnh Hưởng Và Thuyết Phục:

Điều chỉnh cảm xúc là một phần quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trí. Một số nghiên cứu cho thấy việc chế ngự cảm xúc có thể giúp bạn khẳng định bản thân và xác lập thẩm quyền lãnh đạo.

Cuốn sách này nhấn mạnh các nghiên cứu như vậy và chỉ cho bạn cách để đạt được điều đó. Nó cũng trình bày những khuôn khổ tham chiếu toàn diện giúp bạn phát triển năng lực gây ảnh hưởng; cùng các chiến thuật nhỏ; đơn giải mà bạn có thể áp dụng để thuyết phục người khách trong đời sống thường nhật.

Một số trích dẫn tiêu biểu:

“Thích là một động lực mạnh mẽ; nhưng việc thuyết phục không chỉ đơn giản là khiến mọi người có cảm tình với bạn; ý tưởng hoặc sản phẩm của bạn. Mọi người không chỉ cần thích bạn; mà còn phải cảm thấy gắn kết với những gì bạn muốn họ làm”

“Về cơ bản, lãnh đạo thành công liên quan đến việc tác động được đến người khác; và lòng tin là nền tảng của mọi khả năng bạn tác động được đến người khác”.

THÔNG TIN VỀ MỘT SỐ TÁC GIẢ NỔI BẬT CỦA BỘ SÁCH TRÍ TUỆ XÚC CẢM CỦA HBR ||  Emotional Intelligence

1. Daniel Goleman:

 Giám đốc Hiệp hội Nghiên cứu Trí tuệ cảm xúc trong các tổ chức thuộc Đại học Rutgers. Tác giả của nhiều đầu sách bán chạy về trí tuệ cảm xúc và trí tuệ xã hội; phóng viên khoa học của New York Time; 2 lần được đề cử giải Pulitzer; và nhận được giải thưởng Thành tựu Trọn đời của Hội tâm lý học Hoa Kỳ.

2. Annie Mckee:

 Giám đốc Chương trình Tiến sĩ dành cho CEO, Nghiên cứu sinh tại Đại học Pennsylvania; và là nhà sáng lập Học viện Lãnh đạo Teleos.

3. Ellen Langer:

 Giáo sư tâm lý học tại Đại học Harvard; đã xuất bản hơn 200 bài báo và văn bản học thuật; được đăng trên The New York Times và là người sáng lập Viện Tỉnh thức Langer.

4. Daniel Gilbert:

 Giáo sư tâm lý học tại Đại học Harvard. Đạt rất nhiều giải thưởng về nghiên cứu và giảng dạy; bao gồm giải thưởng “Xuất sắc về Khoa học” của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ; vì những cống hiến trọn đời cho ngành tâm lý học.

CẢI THIỆN TRÍ TUỆ XÚC CẢM VÀ ỨNG DỤNG CHÚNG ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY!

Giá sản phẩm niêm yết của Sách tư duy - Kỹ năng sống Sách - HBR Trí Tuệ Xúc Cảm – Emotional Intelligence (Bộ 10 Cuốn) trên các sàn TMĐT đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ...

Mức giá và các nhà cung cấp được liệt kê tại đây chỉ dùng để bạn tham khảo. Khi quyết định mua hàng bạn cần xem xét thêm về đánh giá của khách hàng tại shop đó. Sau cùng bạn chọn mua sản phẩm từ nhà cung cấp mà bạn cho là uy tín nhất với mức giá hợp lý nhất. Chúng tôi không trực tiếp bán hàng cũng như vận chuyển và không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về quyết định mua hàng của bạn.

Công ty phát hành: Alphabooks
SKU: 5680461234173
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Công Thương

Nhiều người mua