Phật Học Căn Bản
Ba Điều Căn Bản Cho Việc Học Phật
54.000 ₫ New Shop
Vui lòng chọn vào nơi bán và đặt hàng tại đó. Ở đây chonsach.com không trực tiếp bán hàng. Bạn có thể inbox tên sách để Quản trị viên tìm giúp nơi bán (nếu có thể).

Đánh giá của khách hàng

5
4 lượt đánh giá

Viết một nhận xét bằng tài khoản Facebook của bạn

Phật Học Căn Bản

Phật giáo cùng với Cơ đốc giáo, Hồi giáo được xem là ba tôn giáo lớn của thế giới ngày nay. Đặc biệt là ở châu Á, Phật giáo có sự ảnh hưởng rộng rãi và sâu sắc, cố thể nói là đại biểu cho văn minh phương Đông. Ví như ở Trung Quốc, Phật giáo đã trở thành một bộ phận hữu cơ tổ thành văn hóa truyền thống Trung Quốc (Nho, Phật, Đạo tam giáo đồng nguyên). Tại vùng Tây Tạng cũng tương tự như vậy, một dòng phái của Phật giáo (Phật giáo Tạng truyền) sớm đã dung nhập vào toàn bộ đời sống tinh thần của người dân Tây Tạng, từ sớm đến muộn, từ sinh đến diệt, đều in đậm dấu ấn của Phật giáo. Nhật Bản có số dân đông đúc trên một khu vực đất đai chật hẹp, nhưng từ những thành thị lớn như Đông Kinh (Tokyo), Đại Phản (Osaka) đến các miền thôn quê hẻo lánh vẫn có nhiều chốn già lam thiển cảnh được lập nên, có diện tích rộng lớn. Theo thống kê, hiện trong số hơn 120.000.000 người dân Nhật Bản thì có tới 90.000.000 người dân là Phật tử. Vỉ sao một tôn giáo cổ xưa như vậy vẫn viết thêm những trang sử mới, thế kỷ thứ XXI là một thời điểm vật chất vô cùng phồn thịnh, thông tin phát triển thần tốc, Phật giáo giống như một con chim phượng hoàng phục sinh sải đôi cánh rực rỡ che ngợp lòng người? Lời giải đáp có lẽ chỉ tìm thấy trong bản thân Phật giáo.

Phật giáo ra đời tại Ấn Độ vào thế kỷ VI trước Công nguyên, người khai sáng là Kiều Đạt Ma Tất Đạt Đa (Kosala Akya Siddhrtha). Đầu tiên, Phật giáo là vô thần luận. Các tôn giáo lớn trên thế giới không có tôn giáo nào không tuyên dương vị thần khai sáng, tức cho rằng thế giới là do một chủ thần sáng tạo. Nhưng Phật giáo lại xuất phát từ lý luận duyên khởi, cho rằng thếgiới chỉ là được sinh thành tự nhiên dưới một loạt các điều kiện nhất định. Đương nhiên, trong Phật giáo vẫn tồn tại thần, nhưng thần ở đây không phải là người sáng tạo mà chỉ là người được sáng tạo. Thứ hai, Phật giáo chủ trương chúng sinh binh đẳng. Phật giáo cho rằng, thế giới đã là sản vật của hàng loạt vận động tự nhiên, vậy thì chúng sinh tự nhiên sinh được bình đẳng. Điều này là sự tiến bộ vẽ nhận thức của Phật giáo trong bối cảnh mới được hình thành và cho tới tận ngày nay. Cuối cùng, Phật giáo để xướng thông qua sự nỗ lực của bản thân để giải thoát khỏi thống khổ, đạt được hạnh phúc viên mãn, tức “mệnh ta do ta nắm giữ, không quyết định ở trời”.

Trước thế giới vật chất chói lòa, đẩy những cám dỗ mê hoặc, con người dễ hoàn toàn đánh mất mình, không tìm được nơi trở về đích thực, giống như những cánh bèo chìm nổi theo sóng trong biển vật dục. Nhưng thời gian lâu dần, mọi người sẽ phát hiện cuộc sống vật chất hoàn toàn không phải vẻ đẹp thuần tịnh mà ngược lại nơi trở về của tinh thần mới dễ khiến người ta có được hạnh phúc. Kỳ thực hơn 2000 năm trước, đức Thích Ca Mâu Ni đã từ bỏ vương vị để đi tìm thứ tĩnh lặng trong tâm là một chứng minh cụ thể về điều này. Vì thế, có những người bừng tỉnh, bắt đầu nhìn nhận Phật giáo với con mắt hiện đại, biện chứng, phát hiện ra Phật giáo cố đầy đủ mặt tích cực đối với cuộc sống hiện thực của mình. Quả thực, phát hiện này có ý nghĩa vô cùng to lớn. Những năm gần đây, Phật giáo lại tiếp tục được ưa chuộng trong xã hội là một biểu hiện rõ ràng nhất.

Như đã nói ở trước, vì tư tưởng của Phật giáo uyên bác tinh thâm, đầy đủ tính tư biện, hơn nữa còn có số lượng lớn các thuật ngữ chuyên dùng tinh thâm uyên áo, cho nên thường khiến cho nhiều người mới học phải chùn bước. Còn có người câu chấp vào một số hiện tượng không tốt từ đó phát sinh những hiểu lầm đối với bản thân Phật giáo. Để đáp ứng nhu cầu văn hóa này cho xã hội hiện đại, nhà xuất bản Hồng Đức xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn Đồ giải Phật học căn bản của tác giả Điền Đăng Nhiên do An sỹ Chu Tước biên dịch. Đây là một cuốn sách tham khảo, phần nào gom góp một hạt cát nhỏ trong bể cát sông Hằng mong mỏi các độc giả có thể học tập về tri thức Phật giáo.

Cuốn sách tổng cộng có 9 chương, dùng hình thức chuyên đề từ 9 phương diện để giới thiệu tương đối toàn diện về Phật giáo. Trong đó, từng bước đẻ cập đến các nội dung như lịch sử phát triển của Phật giáo, lý luận giáo nghĩa của Phật giáo, cuộc sống thường ngày của tăng ni, nghệ thuật Phật giáo và đặc điểm văn hóa của các quốc gia và khu vực Phật giáo hiện đại. Đọc xong 9 chương này, chúng tôi tin rằng bạn đọc sẽ có một hiểu biết khái quát về Phật giáo.

Đặc điểm lớn nhất của cuốn sách là sử dụng một phương pháp biên tập dưới hình thức “đồ giải” hoàn toàn mới, có thể khiến cho việc đọc của bạn trở thành một cuộc du ngoạn nhẹ nhàng thoải mái. Đặc điểm của nó là:

  • Sử dụng ngôn ngữ gần gũi với đời sống: Giải quyết cho bạn đọc những hạn chế và trở ngại của thuật ngữ Phật giáo.
  • Đồ giải ba chiều: Dùng hình vẽ, bảng biểu, lịch trình đưa cách nhìn của bạn vào không gian lập thể ba chiều bằng hình thức văn tự tuyến tính.

Giá sản phẩm niêm yết của Sách Tôn Giáo - Tâm Linh Phật Học Căn Bản trên các sàn TMĐT đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ...

Mức giá và các nhà cung cấp được liệt kê tại đây chỉ dùng để bạn tham khảo. Khi quyết định mua hàng bạn cần xem xét thêm về đánh giá của khách hàng tại shop đó. Sau cùng bạn chọn mua sản phẩm từ nhà cung cấp mà bạn cho là uy tín nhất với mức giá hợp lý nhất. Chúng tôi không trực tiếp bán hàng cũng như vận chuyển và không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về quyết định mua hàng của bạn.

Công ty phát hành: Văn Lang
Ngày xuất bản: 01-2011
Kích thước: 19 x 27 cm
Dịch Giả: Chu Tước Nhi
Loại bìa: Bìa cứng
Số trang: 319
SKU: 2411933972742
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Hồng Đức