Đánh giá của khách hàng
Viết một nhận xét bằng tài khoản Facebook của bạn
-
Hoàng Phúc - Nội dung
Mình khá thất vọng về nội dung của sách. Tác giả có vẻ đã quá để cao nước Nhật mà bỏ qua những khuyết điểm của xã hội Nhật Bản. Hơn nữa còn có vài chi tiết tác giả đã đưa ra sự phân xét của mình dù chưa có căn cứ cụ thể. Có lẽ là một nhà sử học, và sau khi được “duyệt” nội dung mới xảy ra sự đáng tiết này.
-
NGUYEN MINH THANH - Cực kì hài lòng
Một trong những cuốn sách để hiểu rõ hơn về nước Nhật. Một chặng đường thay đổi trong đó những con người đã làm thay đổi nước Nhâtf
-
Nguyen Minh Trieu - Cực kì hài lòng
-
A Lý Lang - Rất không hài lòng
-
Nguyen Huu Luong - Hài lòng
-
Pham Quang Nhat Minh - Một sự sưu tầm công phu về lịch sử duy tân của Nhật Bản
Cuốn sách "Nhật Bản Duy Tân 30 năm" của tác giả Đào Trinh Nhất (1900-1951) đã tổng kết lại quá trình Duy Tân, tự cường trong 30 năm của Nhật Bản để biến Nhật Bản vươn mình, tấn hóa, trở thành một liệt cường ngang hàng với các nước Âu Mỹ. Công cuộc duy tân của Nhật có trong tất cả các mặt, trước là kỹ nghệ, quân sự sau là thương mãi rồi đến chính trị, văn hóa, nghệ thuật. Nhưng dù có duy tân theo thái Tây, họ vẫn giữ được cái quốc hồn, quốc túy của mình. Đó là cái đáng trọng của Nhật Bản. Nhật Bản học theo phương Tây theo cách ban đầu là bắt chước mỗi nơi một chút, thấy chỗ nào hay của thiên hạ là họ "bê" về áp dụng, sau đó cải tiến dần và sáng tạo ra cái riêng của họ. Cứ lần hồi như thế, "cậu học trò Nhật Bản" đã dần vượt mặt ông thầy phương Tây của mình trong nhiều lãnh vực. Cuốn sách thể hiện công phu sưu tầm tài liệu và tổng kết của tiên sinh Đào Trinh Nhất, nhất là xét trong bối cảnh thời đó, sách vở, thông tin còn khan hiếm so với thời bây giờ. Đọc cuốn sách này khiến mình vỡ ra khá nhiều điều về lịch sử nước Nhật, những điều trước kia mình tưởng mình nắm rõ nhưng hóa ra là chỉ là nắm một cách hời hợt. Tuy nhiên cuốn sách cũng có chỗ nhược điểm của nó. Tác giả lắm khi đưa ra những nhận định mang tính chủ quan và võ đoán về các sự kiện hay khi lý giải các kết quả. Điều này cũng dễ hiểu vì tác giả vốn là nhà văn, nhà báo chứ không phải sử gia. Theo mình, để lĩnh hội được một cách tốt nhất, độc giả nên đọc cuốn sách này theo lối các nhà sử học hay dùng, tức là vừa đọc vừa đối chiếu các tài liệu liên quan, xem xét chỗ đồng dị của các tài liệu để đưa ra kết luận cho mình. Ngôn ngữ của dùng trong sách có nhiều chỗ dùng theo lối xưa (như các từ đầu hết, mới kỳ,...), khác với cách dùng từ ngữ bây giờ nên có thể gây khó hiểu với các bạn đọc trẻ tuổi.