Mình Ơi, Anh Cưới Dòng Sông Nhé?
Mình Ơi, Anh Cưới Dòng Sông Nhé? tựa sách được gợi hứng từ một câu thơ của Nguyễn Bính, là sáng tác mới nhất của Nguyễn Văn Học sau hàng loạt tác phẩm trình làng và được cộng đồng độc giả đón nhận...
Công ty phát hành: NXB Văn Hóa - Văn Nghệ
Ngày xuất bản: 10-2018
Kích thước: 13 x 20 cm
Loại bìa: Bìa mềm
Số trang: 180
SKU: 2240099520289
Mình Ơi, Anh Cưới Dòng Sông Nhé? tựa sách được gợi hứng từ một câu thơ của Nguyễn Bính, là sáng tác mới nhất của Nguyễn Văn Học sau hàng loạt tác phẩm trình làng và được cộng đồng độc giả đón nhận tích cực. Tác phẩm là tập hợp các trang viết dưới dạng tạp bút, chứa đựng tâm hồn, cảm xúc và những suy nghiệm sâu sắc của chính tác giả về thế giới và con người. Tình cảm chan hòa trong mỗi câu chuyện bình dị, thân thuộc, được người nghệ sĩ phóng bút đến những miền xa của kỷ niệm mơ tưởng và thức tỉnh lương tri con người.
Hai mạch nguồn chính được Nguyễn Văn Học khơi sâu trong tập tạp bút là con người hôm nay trước những giá trị văn hóa một thời; và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ. Hai mạch nguồn này không tách biệt mà xoắn quyện vào nhau bởi một nguồn chung - văn hóa ứng xử của con người. Ẩn đằng sau những câu chuyện tưởng chừng như nhỏ nhoi, bình dị, thân thuộc ấy là triết lý vũ trụ, nhân sinh, nhân văn sâu sắc của tác giả.
Nguyễn Văn Học đi nhiều, mỗi chuyến đi là một sự trải nghiệm, đó không đơn thuần là sự dịch chuyển không gian địa lý từ làng ra phố hay từ phố về làng; mà đó là hành trình tự vấn, truy tìm cái tôi bản ngã, cái tôi vốn bị va đập và chịu nhiều hệ lụy bởi sự chuyển biến mau lẹ của vũ trụ và thời cuộc. Nhà văn đã đưa chúng ta trở về với những ký ức ngọt ngào, thơ mộng, nơi ấy anh đã nâng niu mỗi khoảnh khắc chuyển dời tế vi của thế giới, trân trọng từng rung động dịu vợi, mênh mang trong tâm hồn như thể đó là một phần không thể thiếu để anh được - là - chính - mình. Anh ngụp lặn trong suối nguồn thiên nhiên, hấp thụ truyền thống lịch sử, văn hóa, uống bầu sữa ấm nóng, nghe lời ru ngọt ngào của mẹ, hòa mình vào đời sống sinh hoạt, lao động của người dân; bằng tài năng, khát khao và sự trải nghiệm của bản thân, anh đã phục hiện bức tranh thiên nhiên, văn hóa, cuộc sống con người chân thực, sinh động, giàu sức ám gợi.
Cảm xúc trong tác phẩm của Nguyễn Văn Học được khởi sinh từ những điều bình dị nhất trong cuộc sống hàng ngày, được kết tinh bằng một tinh thần nhân văn, được thăng hoa bởi lớp ngôn từ mượt mà, giàu chất thơ, cùng lối kể chuyện tự nhiên, duyên dáng. Chúng ta thấy xuất hiện hàng loạt hình ảnh biểu trưng về không gian sinh thái, văn hóa làng quê, đô thị Việt hôm qua và hôm nay: gốc đa, mái đình, đường làng, bờ đê, cánh diều, dòng sông, tiếng chuông, con suối, cánh đồng, đám cỏ, đàn chim trời, vườn rau, ngõ nhỏ, phố nhỏ, đám cưới… Phải là một người tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu mảnh đất quê hương đến nhường nào mới có thể lắng nghe được tiếng gọi của thiên nhiên; lắng mình trong cái ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống thường nhật để gọi về một mùi hương, một hình ảnh, một thanh âm trong trẻo, bình dị, ấm nóng. Anh nhận ra những giá trị vĩnh hằng, bất biến, nhưng cũng không ít những giá trị bắt đầu thay đổi.
Có khi anh reo vui, hào hứng với những thay đổi của cuộc sống, nhưng không ít lần anh tiếc nuối, xót xa, buồn thương cho những giá trị xưa cũ đang dần bị mai một và lãng quên. Bằng sự mẫn cảm, vốn sống, tình yêu thiên nhiên và con người, Nguyễn Văn Học một phần nào đó đã khơi gợi cho người đọc niềm tin vào sức sống mãnh liệt của văn hóa và con người Việt. Để rồi từ đây anh gọi mời, thức tỉnh người đọc cùng trăn trở, suy tư về nhiều vấn đề sâu xa, lớn lao hơn.
Mình ơi anh cưới dòng sông nhé?không chỉ là những ghi chép tản mạn về cảm xúc về thiên nhiên, cuộc sống và con người…, dù đó là những điều tác giả viết rất hay. Cuốn sách nhỏ bé này hóa ra mà một tác phẩm dung chứa nhiều câu chuyện lớn lao trong thời hiện đại, giữa một thế giới hỗn độn, ngổn ngang và vô cùng phức tạp. Nguyễn Văn Học chạm đến vấn đề sâu xa nhất của con người khi bước ra từ thời kỳ hỗn mang đến với cuộc sống văn minh (từ làng ra phố, từ quá khứ đến hiện đại): mối quan hệ máu thịt của con người với thiên nhiên. Từ những câu chuyện rất nhỏ, rất gần của chính anh và những người xung quanh; từ những hình ảnh thân thuộc, bình dị trong đời sống người Việt tự bao đời, Nguyễn Văn Học đã lặn sâu, lắng nghe tiếng nói sinh tồn, sinh tử, những bài học diệu kỳ của thiên nhiên. Nhà văn đã chỉ ra việc con người với cuộc sống hiện đại, thực dụng, vô cảm; và quá trình đô thị hóa đã làm biến đổi, tha hóa, tổn thương mối quan hệ giữa con người với Mẹ thiên nhiên. Anh xót xa khi nhìn những dòng sông bị hủy diệt, đau đớn nhận ra sự biến mất của muôn loài, âu lo khi chứng kiến cơn thịnh nộ của thiên nhiên… Nhà văn đã truyền đi một thông điệp giản dị, sâu sắc về sự vĩ đại của Mẹ thiên nhiên, về mối quan hệ không thể chia tách giữa tự nhiên - xã hội, hoang dã - văn minh, muôn loài - con người, hôm qua - hôm nay. Qua đó nhắn nhủ với con người hiện đại đang ngày càng trở nên kiêu ngạo trước tự nhiên: hãy học cách trân trọng và giữ gìn môi trường tự nhiên, bầu khí quyển văn hóa. Không được vượt qua giới hạn và phá vỡ sự hài hòa mà vũ trụ và tạo vật đã sắp đặt; cũng như không được quay lưng, phủ định những giá trị văn hóa vật thể và tinh thần tự ngàn đời của cha ông; bởi đó là cội nguồn của sự sống, tình yêu, sức mạnh và bình yên. Con người cũng đừng nhân danh văn minh để đàn áp, chiếm dụng, vắt kiệt tự nhiên; cũng đừng nhân danh đổi mới để nhấn chìm, quên lãng, vùi dập quá khứ. Một khi vượt qua giới hạn, phá vỡ sự cân bằng và hài hòa vốn có, tất yếu con người sẽ mất đi cội rễ, căn tính, và sau cùng sẽ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình: “Con người đã tước đi mạng sống của dòng sông, thì cũng đã và đang tước đi quyền sống chan hòa, sống chung một cách thân thiện với thiên nhiên vốn rộng lượng và thẳm sâu”.
Viết về những điều bình dị, thân thuộc bằng một niềm giao cảm sâu sắc, tinh tế, cùng giọng văn nhỏ nhẹ, từ tốn, nhưng vô cùng ráo riết, quyết liệt, không chỉ giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, vũ trụ; thụ hưởng những giá trị văn hóa, tinh thần; mà còn phải thổn thức, khắc khoải, thức tỉnh lương tri con người: “Hãy biết lắng nghe và yêu sông như sông đã yêu người. Cuộc sống cần lắm sự cộng sinh, mà tự sông không thể thắp xanh cuộc đời nếu con người ở bên ngoài sự cộng sinh ấy”.
Một cuốn sách nhẹ nhàng nhưng thâm sâu.
TS. Nguyễn Văn Hùng
Giá sản phẩm niêm yết của Truyện ngắn - Tản văn - Tạp Văn Mình Ơi, Anh Cưới Dòng Sông Nhé? trên các sàn TMĐT đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ...
Mức giá và các nhà cung cấp được liệt kê tại đây chỉ dùng để bạn tham khảo. Khi quyết định mua hàng bạn cần xem xét thêm về đánh giá của khách hàng tại shop đó. Sau cùng bạn chọn mua sản phẩm từ nhà cung cấp mà bạn cho là uy tín nhất với mức giá hợp lý nhất. Chúng tôi không trực tiếp bán hàng cũng như vận chuyển và không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về quyết định mua hàng của bạn.
Công ty phát hành: | NXB Văn Hóa - Văn Nghệ |
---|---|
Ngày xuất bản: | 10-2018 |
Kích thước: | 13 x 20 cm |
Loại bìa: | Bìa mềm |
Số trang: | 180 |
SKU: | 2240099520289 |
Nhà xuất bản: | Nhà Xuất Bản Văn Hóa - Văn Nghệ TP.HCM |