Đánh giá của khách hàng
Viết một nhận xét bằng tài khoản Facebook của bạn
-
Nguyễn Duy Khang - Sách có văn phong khoa học sâu sắc
Công trình Làng báo Sài Gòn vốn là luận án tiến sĩ của Philippe M. F. Peycam năm 2013 và sớm được biên dịch để có mặt ở Việt Nam (2015). Tác giả đã dựa trên khái niệm "không gian công" của triết gia Habermas nhằm ghi nhận lại những không gian được hình thành trong làng báo chí đã sớm định hình cho một xã hội dân chủ ở miền Nam Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Với phương pháp khoa học lịch sử phương Tây, Peycam tái hiện lại sự sôi động của làng báo như là một người trong cuộc và sống vào thời cuộc ấy. Như nhiều học giả nhìn nhận, chưa có một công trình nào bằng tiếng Việt, lẫn Anh, Pháp khác có thể vượt qua nội dung và giá trị của sách. Làng báo Sài Gòn bổ sung thêm một công trình độc đáo vào trường nghiên cứu báo chí ở Việt Nam.
-
Nguyễn My - Thích
Cuốn sách là luận án tiến sĩ của tác giả và là một công trình nghiên cứu độc lập về báo chí Sài Gòn thời kỳ đầu Pháp thuộc, tái hiện một thời làm báo sôi nổi của giới trí thức Sài Gòn nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Vô cùng tỉ mẩn và chi tiết đến kinh ngạc, có rất nhiều kiến thức và thong tin mà dù đã đọc kha khá sách về ngành này tôi vẫn không hề biết đến cho tới khi đọc cuốn sách. Mặc dù thời gian rồi đọc khá nhiều sáhc về báo chí nên đến quyển này đọc cũng có chút chậm hơn bình thường nhưng đây vẫn là 1 cuốn sách hay và hấp dẫn. Bạn không cần đọc ngấu nghiến mà nên đọc mỗi ngày 1 chút để thấm được lượng kiến thức trong sách.
-
Nguyen An - Đáng đọc!
Cuốn sách này là một tác phẩm đáng kinh ngạc và chắc chắn nó sẽ được ghi nhận như một công trình nghiên cứu khách quan và khá đầy đủ về 1 thời kì sôi nổi của báo chí Sài Gòn. So với nền báo chí nặng tính câu khách hiện nay thì thời kỳ này quả thực rất hấp dẫn và “làm được nhiều việc”, góp phần lên tiếng cho đất nước trong hoàn cảnh nước nhà đang bị đô hộ. Sách đã đề cập đến nhiều tờ báo, nhiều chủ bút rất nổi tiếng. Có những tờ báo chỉ ra một số rồi vĩnh viễn đình bản. Có những chủ bút phải tự xoay xở tài chính, vật chất, cơ sở để duy trì được tờ báo trong hoàn cảnh bị khống chế, kiểm duyệt… Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến sự hình thành các tầng lớp dân chúng trong xã hội lúc bấy giờ. Có tầng lớp công chức là người Việt trong bộ máy hành chính thuộc địa, có tầng lớp thị dân, thương nhân được hình thành từ các thế kỷ trước. Sự phân chia các tầng lớp đã gây ra những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội và đó là một phần nguyên nhân gây nên những biến động, thay đổi lớn về sau. Sách có vẻ hơi “khô cứng” nếu bạn không thực sự chú tâm đọc. Nhưng nếu đọc chăm chú 1 chút thì bạn thấy nó hấp dẫn và rất cuốn hút. Sách được in đẹp và bìa rất ấn tượng. Tuy nhiên, cách phiên âm tên sách có vẻ chưa lột tả được ý nghĩa mà tác giả muốn chuyển tải.
-
Duc Pham - Cực kì hài lòng
Sách hay
-
Lê Tê Tê - Hài lòng
-
Hoàng Quốc Việt - Cực kì hài lòng