Kinh Dịch - Cấu Hình Tư Tưởng Trung Quốc
Kinh Dịch
172.000 ₫ New Shop
Vui lòng chọn vào nơi bán và đặt hàng tại đó. Ở đây chonsach.com không trực tiếp bán hàng. Bạn có thể inbox tên sách để Quản trị viên tìm giúp nơi bán (nếu có thể).

Đánh giá của khách hàng

4.5
11 lượt đánh giá

Viết một nhận xét bằng tài khoản Facebook của bạn

  • Nguyễn Văn Hùng - Hài lòng

    So với bản in trước thì giấy mỏng hơn và nội dung vẫn như cũ (mặc dù ghi có bổ sung, sửa chữa ).

  • Nguyễn Đình Hùng - Cực kì hài lòng

    Sách của hai nhà nghiên cứu uy tín, sách đẹp dùng nghiên cứu lâu dài mới mở xem sơ qua nhưng rất hài lòng hy vọng nội dung như kỳ vọng giúp mở mang kiến thức.

  • Nguyen van tuan - Sách đẹp

    Sách của Dương ngọc Dũng , Phan Anh Minh rất hay.Giao hàng nhanh,sách đẹp.chất lượng ok

  • John Nguyễn - Cực kì hài lòng

    Sách in tốt, giao hàng nhanh

  • Ninh Trần - kinh dịch

    Giao hàng nhanh. nhưng sách ko có tem từ nhà xuất bản, sách in dầu nên mùi dầu rất ghê...

  • Như Quỳnh - Cực kì hài lòng

  • Huỳnh Quốc Khang - Cực kì hài lòng

  • Phúc Hảo - Cực kì hài lòng

  • Trương Hiếu - Cực kì hài lòng

  • Nguyễn Đình Lý - Công phu

    Kinh Dịch hay Chu Dịch là kỳ thư của Trung Hoa nói riêng và nhân loại nói chung. Vì trên thế giới chưa có bộ sách nào kỳ lạ như vậy, cổ nhân dùng những vạch liền (__) và đứt (_ _) tượng trưng cho Âm Dương để giải thích sự biến hóa của vũ trụ và nhân sự. Lý luận của các môn cổ truyền Trung Hoa như Y học, Binh pháp, Thuật số đều lấy từ Chu Dịch. Vì thế, người xưa bảo rằng “Dịch quán quần kinh chi thủ” nghĩa là Chu Dịch là sách đứng đầu tất cả kinh điển Trung Hoa. Cụ Nguyễn Duy Cần cho rằng Kinh Dịch hàm chứa mọi nguyên lý sinh thành và suy hủy của vũ trụ vạn vật. Thật đúng như vậy. Nguồn gốc Chu Dịch cũng thật mù mờ, khó truy nguyên cho rõ được (Thiên cổ chi mê). Trong truyền thống Dịch học, Kinh Dịch do vua Phục Hy vạch 64 quẻ, vua Văn Vương soạn thoán từ, Chu Công viết hào từ, Đức Khổng tử chú giải thoán từ và hào từ làm nên thập dực, từ đó Kinh Dịch có đủ phù hiệu và văn tự như hiện nay. Người xưa tóm tắt lịch sử hình thành Kinh Dịch trong câu: “Dịch cảnh Tam Thánh, thế lịch tam cổ” nghĩa làKinh Dịch do ba vị thánh nhân (Phục Hy, Văn Vương, Khổng Tử) làm ra trải dài từ thượng, trung và hạ cổ mà có được. Trải qua hơn 2000 năm, Kinh Dịch cũng như bao kinh điển khác không sao thoát được nạn "tam sao thất bản"". May thay vào năm 1973, khi khai quật một mộ cổ đời Hán ở Mã Vương Đôi (Hồ Nam, Trung Quốc) người ta phát hiện bản Chu Dịch được viết trên lụa trắng, gọi là Bạch Thư Chu Dịch. Các học giả ra sức nghiên cứu bản Chu Dịch này, trong đó có hai ông Trương Thiện Văn, Hoàng Thọ Kỳ. Công trình nghiên cứu của các ông làm đảo lộn mọi nhận định ta có bấy lâu nay, cách giải thích các hào, quẻ không chính xác do câu, từ của các bản Kinh Dịch hiện nay không đúng với bản cổ. Vì công trình của hai ông Trương Thiện Văn và Hoàng Thọ Kỳ có giá trị nên TS Dương Ngọc Dũng và nhà nghiên cứu Lê Anh Minh đã dày công dịch ra quốc văn, tham bác thêm nhiều công trình nghiên cứu của các nhà Dịch học nổi tiếng để trước tác thành quyển Kinh Dịch cấu hình tư tưởng Trung Quốc này. Sách viết công phu, khoa học, nghiêm cẩn, chú thích kỹ càng. Bản in cũng được chỉnh sửa kỹ nên hạn chế sai sót cả Hán văn lẫn Việt văn. Công trình này có giá trị về học thuật rất cao nên hơi khó đọc. Riêng tôi khi đọc qua tác phẩm có đôi chỗ băn khoăn, Bạch Thư Chu Dịch là bản Kinh Dịch cổ nhất mà chúng ta có hiện nay. Tuy nhiên, bản Kinh Dịch này có từ thời Hán mà thời đại này cách đời thượng cổ rất lâu thì sao khẳng định được bản Kinh Dịch này đúng với bản Kinh Dịch gốc? Khởi thủy, Kinh Dịch chỉ gồm 64 quẻ, không có văn tự. Vì sợ hậu thế không hiểu nên thánh nhân mới viết thêm văn tự giải thích mặc dù biết đó là việc làm bất đắc dĩ, vì Dịch là biến hóa không cùng mà văn tự lại thuộc tịnh giới nên không thể diễn được sự biến đổi mau chóng của Đạo. Vì thế người học Dịch phải cố tìm ra Ý nghĩa mà cổ nhân gửi gắm, đừng chết cứng, mắc kẹt trong văn tự thì không đúng tinh thần Dịch Lý. Thầy Trình Di (đời Tống) có dạy rằng: “Thánh nhân vì Ý mà truyền lời, hậu học đọc Lời mà quên Ý, vì thế Dịch thất truyền từ lâu”. Phải biết thoát khỏi văn tự đến chỗ quên lời, nhân nghĩa cũ phát sinh ra nghĩa mới, ứng hợp, tùy thời mới đúng tinh thần Dịch học (Dịch biến dịch dã tùy thời biến dịch dĩ tùng đạo dã), người học Dịch hết sức lưu ý. Quyển Kinh Dịch cấu hình tư tưởng Trung Quốc chỉ giải thích ý nghĩa 64 quẻ (phần Kinh) còn Truyện (hệ từ, thuyết quái…) thì nằm trong cuốn Chu Dịch Đại truyện. Độc giả nên mua cả hai cho trọn bộ. Đôi lời thật lòng, xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Kinh Dịch - Cấu Hình Tư Tưởng Trung Quốc
Tìm hiểu kinh dịch chính là phát hiện cấu hình tư duy của người Trung Quốc không chỉ trong một thời đại lịch sử mà còn trong một viễn cảnh phổ quát. Kinh dịch là một quyển cẩm nang chính trị bằng lời lẽ bí hiểm của vụ thuật chiêm bốc, được sáng tác để giáo huấn những bậc quân vương về phương pháp an dân trị quốc.

Giá sản phẩm niêm yết của Sách Phong Thủy - Kinh Dịch Kinh Dịch - Cấu Hình Tư Tưởng Trung Quốc trên các sàn TMĐT đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ...

Mức giá và các nhà cung cấp được liệt kê tại đây chỉ dùng để bạn tham khảo. Khi quyết định mua hàng bạn cần xem xét thêm về đánh giá của khách hàng tại shop đó. Sau cùng bạn chọn mua sản phẩm từ nhà cung cấp mà bạn cho là uy tín nhất với mức giá hợp lý nhất. Chúng tôi không trực tiếp bán hàng cũng như vận chuyển và không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về quyết định mua hàng của bạn.

Công ty phát hành: Nhà Sách Ngọc Trâm
Ngày xuất bản: 05-2011
Kích thước: 16 x 24 cm
Loại bìa: Bìa cứng
Số trang: 925
SKU: 3107196256741
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội

Nhiều người mua