Đánh giá của khách hàng
Viết một nhận xét bằng tài khoản Facebook của bạn
-
Thái Nguyễn Nhật Quang - Nhận xét sách Đi Tìm Lẽ Sống (Tái Bản)
Sách được vận chuyển nhanh trong hộp gọn gàng, nhưng sách bị nhăn và gãy ở phần gáy sách làm sách mất đi vẻ thẩm mỹ và tôi rất tiếc gì điều đó Hy vọng Tiki chú ý chất lượng của sản phẩm hơn, để mỗi sản phẩm tới tay người tiêu dùng hoàn hảo nhất có thể. Xin cảm ơn.
-
Nguyễn Tăng Thế Hào - Quá bổ ích! Một quyển sách rất đáng để đọc!
- Trong "Đi tìm lẽ sống", vị bác sĩ tâm lý Frankl không chỉ cho bệnh nhân 1 mà là nhiều "bài thuốc" để chữa trị cho những con người đang lâm vào tình cảnh bế tắc, vô vọng: + Bàn về sự tự do: "Người ta có thể lấy đi của một người mọi thứ, chỉ trừ một điều: sự tự do - sự tự do trong việc lựa chọn thái độ sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào, và sự tự do lựa chọn hướng đi của mình." Và "Chính sự tự do về tinh thần này - vốn không thể bị cướp đi - đã khiến cuộc sống trở nên có ý nghĩa và có mục đích." => Không thứ gông cùm xiềng xích nào có thể giam giữ sự tự do trong tâm trí bạn cả, không sức mạnh nào có thể kềm chế/dập tắt sức mạnh tinh thần của bạn cả trừ bản thân bạn, vâng tôi nói chính bạn: nếu bạn cam chịu sự chi phối về tinh thần, cam chịu bị kềm giữ sự tự do trong tâm trí bạn, thì bản thân bạn chẳng còn gì cả. Sức mạnh đến từ tâm tưởng cho dù nó chỉ còn là ánh lửa leo lắt trước bão tố nhưng nếu bạn không muốn nó tắt nó sẽ mãi sáng và đến một thời điểm bạn có thể thổi bùng lên một đám lửa to lớn chỉ từ đốm lửa nhỏ nhoi ấy! (đám cháy rừng chẳng hạn ??) + Bàn về sự đau khổ: "Đau khổ? Tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa". Hay "Những thế lực vượt quá khả năng kiểm soát của bạn có thể lấy đi mọi thứ mà bạn có, chỉ trừ một thứ, đó là sự tự do chọn lựa cách bạn phản ứng trước hoàn cảnh". Hoặc "Nếu cuộc sống có ý nghĩa thì sự đau khổ nhất định cũng phải có ý nghĩa". => Đơn giản thôi, bạn thấy đau khổ thì sự việc ấy mới là niềm đau chứ bản thân nó chẳng đại diện cho niềm đau. + Trong Bàn về sự đau khổ, tôi rất ấn tượng với đoạn này của tác giả: "Cách một người chấp nhận số phận và những đau khổ của mình, cách một người dám vượt qua những thử thách đó đem lại cho người ấy nhiều cơ hội để hiểu được ý nghĩa sâu xa hơn của cuộc sống ngay cả trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Người đó có thể giữ được lòng dũng cảm, tự trọng và bao dung. Hoặc trong lúc đấu tranh sinh tồn, người đó có thể quên đi phẩm giá của mình và trở nên không khác gì một con thú". => Ở đây ẩn chứa cơ hội mà một người có thể tận dụng hoặc bỏ qua để nắm giữ các giá trị đạo đức mà nghịch cảnh đem lại. Và điều này quyết định việc người đó có xứng đáng với nỗi đau khổ của mình hay không. Như Dostoevski đã nói: "Chỉ có một điều mà tôi sợ: không xứng đáng với những đau khổ của mình".
-
Tú Khắc - Cực kì hài lòng
Đi tìm lẽ sống của Viktor Frankl là một trong những quyển sách kinh điển của thời đại. Thông thường, nếu một quyển sách chỉ có một đoạn văn, một ý tưởng có sức mạnh thay đổi cuộc sống của một người, thì chỉ riêng điều đó cũng đã đủ để chúng ta đọc đi đọc lại và dành cho nó một chỗ trên kệ sách của mình. Quyển sách này có nhiều đoạn văn như thế. Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kỳ diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong Đi tìm lẽ sống, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại. Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu. Trong tập sách này, Frankl tập trung lý giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa. Cảm ơn tiki ???
-
Nguyen Truong - Nội dung hay nhưng Bảo quản sách kém
Sách thể hiện giữa kích thích của môi trường và phản ứng của con người là quyền tự do lựa chọn sẽ phản ứng thế nào. Nội dung truyền cảm. Đáng lẽ sẽ cho 5 sao nhưng Bìa sách bị bong tróc, bám bụi khiến mình chưa hài lòng cách bảo quản của Tiki.
-
Vân Vân - Fine
Tiki giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận. Về hình thức: Bìa đẹp, không cầu kì, đơn giản. Cỡ chữ vừa, giấy mịn, dịch ổn. Hầu như không Sai chính tả. Về nội dung: Chỉ cần có một lẽ sống để ta bám vào đó kiên trì theo đuổi đến cùng. Sách thỉnh thoảng có 1 số đoạn khó hiểu. Tác giả tường thuật về trải nghiệm của ông và các tù nhân khác sống trong trại hủy diệt Đức quốc xã, với tư cách là một bác sĩ khoa tâm lí, thần kinh? ông đưa ra sơ lược liệu pháp ý nghĩ giúp ai còn đg hoang mang, chán sống sẽ tìm đúng hướng và mục đích sống
-
Lan Chinh Nguyen - Tạm ổn
Mới đầu đọc sách thì nhập tâm và cũng hiểu nội dung câu chuyện về cuộc hành trình “đi tìm lẽ sống” của tác giả sau khi phải trải qua quá nhiều sự đau khổ, trà đạp trong các lò hơi ngạt và các cuộc hành xác dã man của bọn phát xít. Nhưng có những đoạn mình cảm thấy đọc hơi bị lòng vòng, rối nữa. Đặc biệt đây là cuốn sách liên quan đến tâm lý học nữa nên có nhiều chỗ khó hiểu đối với bản thân hoặc cũng có thể là người dịch dịch không được sát nghĩa với cuốn sách. Mới đọc được nửa già cuốn sách mà đã bỏ dở rồi vì k hiểu được. Cuốn này có vẻ hợp với các bạn học y vì phần sau có các phương pháp về tâm lí
-
Trịnh Linh - sách hay nên đọc
1. Về tiki: giao hàng nhanh, bọc sách đẹp 2. Về sách: tự truyện của tác giả, tái hiện lại quá khứ kinh hoàng ở trại tập trung. Từ đó rút ra bài học cho bản thân mỗi người. Mình rất thích 1 câu trong sách "một con vượn bị tiêm chích nhiều lần với mục đích phát triển huyết thanh ngừa bại liệt có thể hiểu được ý nghĩa của sự đau đớn của nó hay không?" - không - " vậy con người thì sao? các bạn có chắc rằng thế giới con người là điểm mút trong sự tiến hoá của vũ trụ? phải chăng vẫn còn một chiều không gian khác, ý nghĩa tối hậu của những khổ đau con người sẽ có lời giải đáp?"
-
Thanh Tung Le - Nội dung sách khá hay.
Sách ở phần đầu tác giả kể về câu chuyện mà chính ông đã trải qua khá hay và nhiều bài học về ý chí sống trước một tương lai mịt mù phía trước. Ở phần sau sách phân tích về những vấn đề tâm lý học với lối viết lòng vòng và trừu tượng làm cho mình đọc cảm thấy khó hiểu.
-
Đặng Thái Bình - Đi tìm lẽ sống
Nếu bạn đang loay hoay mình đang làm gì, và mình có ý nghĩa gì trên cuộc đời này. Hãy dành nguyên 1 ngày để đọc cuốn sách này, và đọc lại lần nữa. Bạn sẽ tìm được điều bấy lâu nay bạn thắc mắc. Tiki đóng gói và vận chuyển rất nhanh, thánks tiki!
-
Trần Thị Phương Thảo - Một cuộc hành trình
Tôi nghĩ bất kì ai cũng nên đọc nó vì đây là một cuốn sách hoàn hảo... đừng chần chừ . tôi không phải phóng đại nhưng thực sự sau khi đọc nó tôi thấy mọi khó khăn của cuộc sống mình thật chả đáng là gì cả, tôi khâm phục tất cả và được mở rộng tầm mắt... cám ơn tác giả và tiki