Combo Sách : Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc + Cách Mạng Pháp Và Tâm Lý Học Của Các Cuộc Cách Mạng
Sách - Tâm lý học tính cách
76.300 ₫ Shopee
Tâm Pháp
96.000 ₫ Fahasa
Cách Mạng Pháp Và Tâm Lý Học Của Các Cuộc Cách Mạng
143.650 ₫ New Shop
Combo
214.200 ₫ NXB Kim Đồng
Vui lòng chọn vào nơi bán và đặt hàng tại đó. Ở đây chonsach.com không trực tiếp bán hàng. Bạn có thể inbox tên sách để Quản trị viên tìm giúp nơi bán (nếu có thể).

Đánh giá của khách hàng

5
2 lượt đánh giá

Viết một nhận xét bằng tài khoản Facebook của bạn

Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc

Vốn kiến thức trong ngành Y và những năm tháng rong ruổi khắp châu Âu, châu Á và Bắc Phi đã giúp Gustave Le Bon theo đuổi ý tưởng về sự bình đẳng giữa các cá nhân và dân tộc. Ông cho rằng "Con người dễ thuyết phục bản thân rằng bất bình đẳng chỉ đơn thuần là kết quả của sự khác biệt giáo dục, rằng con người sinh ra đều tốt và thông minh, rằng trách nhiệm duy nhất cho những lời nói dối xuyên tạc chính là thể chế mà họ đang sống". Le Bon có có thể sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ khi quyển sách này chỉ ra những sai lầm của lối tư duy đó bằng cách đánh giá, xem xét các nền văn minh, nghệ thuật, thể chế và tín ngưỡng. Ông cũng thừa nhận các tổ chức thể chế có quyền lực kiểm soát vận mệnh của con người, nhưng với ông, tầm quan trọng của nó rất ít đối với sự phát triển của một nền văn minh. Theo ông, "Một trong những sai lầm to lớn của thời hiện đại là tin rằng tâm hồn con người chỉ tìm được hạnh phúc trong những sự vật bên ngoài. Hạnh phúc là ở trong chúng ta, do chính chúng ta tạo ra, và hầu như chẳng khi nào ở bên ngoài chúng ta."…

Chắc chắn nhiều người đọc Le Bon sẽ bất bình với quan điểm và tư tưởng, đánh giá của ông về các dân tộc, về đám đông (mù quáng, lầm lạc, a dua, quá khích, thụ độ) và chính ông cũng bị chỉ trích, tranh cãi từ khi ông công bố các quan điểm này vào cuối thế kỷ 19. Ngay những trang đầu tiên của Tâm lý dân tộc, ông đã chỉ trích/phản đối quan điểm về bình đẳng. Le Bon chỉ trích tư tưởng bình đẳng ngay trong những dòng đầu tiên ông viế, thậm chí nói sự bình đẳng cản trở và kím hãm sự tiến hóa của con người. Cuốn sách Những quy luật tâm lý về sự tiến hóa của các dân tộc, hay đúng hơn có thể gọi tắt là Tâm lý học các dân tộc, hẳn là cuốn sách gây nhiều chỉ trích nhất, gây nhiều chống đối và bất bình nhất trong mọi cuốn sách của Le Bon, và đó là một trong những lý do mãi đến hôm nay, sách mới ra đời… Không chỉ các nhà khoa học xã hội, nhà tâm lý nên đọc cuốn sách này, mà rõ ràng là các quan chức, các chính trị gia, và cả các bạn đang bán hàng, PR/truyền thô đều nên đọc và sẽ tìm đc nhiều gợi ý, lời khuyên khi làm việc với đám đông, và hiểu về sự tiến hóa của các dân tộc, và qua đó hiểu về sự tiến hóa của các tổ chức, các nhóm người…

Cách Mạng Pháp Và Tâm Lý Học Của Các Cuộc Cách Mạng

Đây là một trong ba cuốn sách kinh điển của tác giả Le Bon, bao gồm: Tâm lý học đám đông; Những quy luật tâm lý về sự tiến hóa của các dân tộc;  Cách mạng Pháp và tâm lý học của các cuộc các mạng.

Lịch sử của cuộc Cách mạng Pháp trên thực tế được cấu thành từ một loạt những biến cố lịch sử song hành và thường độc lập với nhau: lịch sử chế độ cũ nát đang tàn lụi do không có những người bảo vệ, lịch sử những hội đồng cách mạng, lịch sử những phong trào quần chúng cùng thủ lĩnh của họ, lịch sử những đạo quân, lịch sử những thiết chế mới,… Tất cả những nấc thang lịch sử đa phần thể hiện sự xung đột của các động lực tâm lý học đểu cần phải được nghiên cứu bằng những phương pháp mượn từ khoa học tâm lý. – Trích Lời dẫn

Tất cả các chính khách cần phải nghiên cứu cuốn sách của Gustave Le Bon. Tác giả này không có tiếng tăm gì về các lý thuyết kinh điển liên quan tới cuộc Cách mạng Pháp và vì thế những luận giải tâm lý của ông đã dẫn ông tới những kết luận hết sức mới.  – Time Magazine

Tác giả: Gustave Le Bon (1841-1931)

Nhà tâm lý xã hội, nhà nhân chủng học người Pháp. Ông từng học ngành y và từng đi khắp châu Âu, châu Á và Bắc Phi từ những năm 1860 để nghiên cứu về nhân chủng học và khảo cổ học. 

Tác phẩm thành công đầu tiên của ông là Tâm lý học đám đông (1894) và sau đó nổi tiếng nhất với nghiên cứu The Crowd: A Study of Popular Mind (1895). Các tác phẩm của ông kết hợp các lý thuyết về đặc điểm quốc gia, hành vi bầy đàn và tâm lý đám đông.

Dịch giả: GS.TS.NGƯT Đào Đình Bắc

Sinh năm 1942, tại Lý Nhân, Hà Nam, chuyên ngành Địa mạo học (Địa lý)

Giảng viên cao cấp tại ĐH Quốc Gia Hà Nội, từng giảng dạy đại học bằng tiếng Pháp tại Algérie (1988-1991), tu nghiệp tại ĐH Paris I-VIII-XIII về Quy học đô thị, các năm 1991-1992

Mời các bạn đón đọc!

Giá sản phẩm niêm yết của Lịch Sử Thế Giới Combo Sách : Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc + Cách Mạng Pháp Và Tâm Lý Học Của Các Cuộc Cách Mạng trên các sàn TMĐT đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ...

Mức giá và các nhà cung cấp được liệt kê tại đây chỉ dùng để bạn tham khảo. Khi quyết định mua hàng bạn cần xem xét thêm về đánh giá của khách hàng tại shop đó. Sau cùng bạn chọn mua sản phẩm từ nhà cung cấp mà bạn cho là uy tín nhất với mức giá hợp lý nhất. Chúng tôi không trực tiếp bán hàng cũng như vận chuyển và không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về quyết định mua hàng của bạn.

Công ty phát hành: Alphabooks
Loại bìa: Bìa mềm
SKU: 4526495410453
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Thế Giới

Nhiều người mua