Combo Bách Khoa Nuôi Dưỡng Thói Quen Tốt Cho Trẻ (Bộ 5 quyển)
Trọn Bộ Bách Khoa Nuôi Dưỡng Thói Quen Tốt Cho Trẻ gồm 5 quyển: 1. Thói Quen Tốt Trong Cuộc Sống: Từ thời khắc con trẻ cất tiếng khóc chào đời, bố mẹ đã chăm chút cho con ăn, uống, vệ sinh, ngủ,...
Công ty phát hành: Minh Long
Ngày xuất bản: 07-2019
Loại bìa: Bìa mềm
Số trang: 315
SKU: 4966716977608
Trọn Bộ Bách Khoa Nuôi Dưỡng Thói Quen Tốt Cho Trẻ gồm 5 quyển:
1. Thói Quen Tốt Trong Cuộc Sống:
Từ thời khắc con trẻ cất tiếng khóc chào đời, bố mẹ đã chăm chút cho con ăn, uống, vệ sinh, ngủ, nghỉ; con khỏe con vui là niềm hạnh phúc lớn nhất của cả gia đình. Trẻ dần dần lớn lên, nỗi lo lắng của cha mẹ cũng vì thế mà tăng lên: buổi tối 11, 12 giờ trẻ mới chịu đi ngủ, sáng không dậy nổi; trẻ không chịu uống nước lọc, chỉ đòi uống nước ngọt; trẻ kén chọn thức ăn, khi ăn không chịu ngồi yên; trẻ hay bị táo bón, liền mấy ngày không thấy đi ngoài; trẻ thích ăn vặt mà không chịu đánh răng, sâu răng trầm trọ Thói quen tốt là tài sản quý báu của cả cuộc đời, thói quen xấu là món nợ của cả cuộc đời. Nuôi dưỡng thói quen tốt từ nhỏ có lợi cho cả cuộc đời sau này của trẻ. Một việc nhỏ tưởng chừng như không quan trọng lại ảnh hưởng đến cả cuộc đời con người.
Trẻ có thể ăn vặt, nhưng đồ ăn vặt chỉ nên là sữa, hoa quả và chút ít thực phẩm lành mạnh làm từ ngũ cốc; bữa ăn vặt chỉ được ăn trước bữa chính hai tiếng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến bữa chính của trẻ. Kết cấu bữa ăn không hợp lí, không đủ rau xanh và hoa quả dễ khiến trẻ bị táo bón; rửa tay đúng cách có thể giảm bớt 30-50% nguy cơ bệnh tật; giấc ngủ đặc biệt quan trọng với sự sống của con người, quan trọng ngang bằng với ăn uống và hít thở; phải đề phòng huyết áp cao ngay từ khi còn thơ bé, biện pháp tốt nhất là hạn chế lượng muối ăn vào cơ thể Nhưng, làm thế nào để các bậc cha mẹ truyền đạt những suy nghĩ và kiến thức này đến trẻ?
Cuốn Bách khoa nuôi dưỡng thói quen tốt cho trẻ - Thói quen tốt trong cuộc sống này đã đưa ra những phương thức truyền đạt khiến trẻ vui vẻ và dễ dàng tiếp nhận những lời dạy bảo, với những câu chuyện thú vị khiến người đọc không nhịn được cười; hoặc ngây ngô non nớt khiến người đọc cảm thấy ấm áp; hoặc tưởng tượng thần bí khiến người đọc hồi hộ Đọc những câu chuyện ấy, bạn cũng cảm thấy mình như trở thành một đứa trẻ, nhìn thấy những câu chuyện xảy ra với chính mình hoặc ngay bên cạnh mình. Kể về những kiến thức bách khoa mà chẳng khác nào xuất khẩu thành thơ; chơi trò chơi cùng độc giả, để tình cờ hóa giải những vấn đề thường gặp trong đời sống của con trẻ. Phương thức nuôi dưỡng thói quen này thật nhẹ
nhàng, hứng thú, không giáo điều, không khô khan, chắc chắn sẽ được con trẻ đón nhận. Không khó để phát hiện ra, trẻ con là tấm gương phản chiếu người lớn. Trẻ chưa có kỉ luật cần phải được gia đình (đặc biệt là bố mẹ) giúp đỡ, làm mẫu các thói quen tốt trong cuộc sống, rồi góp nhặt từng ngày mà thành. Xây dựng các quy tắc cho trẻ, tạo lập tấm gương, giúp đỡ trẻ từng ngày từng ngày học cách sống vui, sống khỏe mới là biện pháp khoa học, mới là tình yêu thực sự!
Mong rằng mỗi trẻ và mỗi gia đình đều có thể nuôi dưỡng nên những thói quen tốt trong cuộc sống.
2. Thói Quen Tốt Trong Giao Tiếp
Chúng ta thường nói, gieo tính cách gặt số phận, giáo dục có thể thay đổi cuộc đời con người. Vì vậy, việc nuôi dưỡng các thói quen tốt, phẩm chất tốt từ thời thơ bé đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trong số những điều trẻ cần phải học, giao tiếp dường như là một trong những vấn đề rộng lớn và phức tạp nhất. Để hình thành thói quen giao tiếp tốt cần sự nỗ lực rất nhiều của cả bản thân trẻ lẫn các bậc cha mẹ. Thói quen giao tiếp tốt, “kĩ năng xã hội” (social skill) là một khái niệm then chốt. Cái gọi là “kĩ năng xã hội” chỉ tổng hòa các khả năng cần thiết để trẻ có thể giải quyết các vấn đề trong giao tiếp hằng ngày, ví dụ như động lực tâm lí của trẻ (tính khí, tình cảm, khả năng cảm xúc); giao tiếp giữa các cá nhân (tình cảm mẹ con, tương tác cha con, quan hệ bạn bè, quan hệ thầy trò); tự ý thức (tự nhận thức, tự tin, tự kiểm soát, thiên hướng giới tính); giải quyết vấn đề (Kĩ năng giao tiếp bằng lời nói và kĩ năng vận động, tự chăm sóc bản thân, chia sẻ và hợp tác, xử lí tranh chấp và xung đột, tấn công và can thiệp)… Đây không chỉ là một kĩ năng mà còn là một phương diện quan trọng trong sự phát triển xã hội của trẻ. Việc nuôi dưỡng “kĩ năng xã hội” và hình thành thói quen tốt của trẻ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Điều này thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ ngày một hoàn thiện, biểu hiện thành những cảm xúc tích cực, để có thể cân bằng hài hòa các mối quan hệ trong công việc và cuộc sống, phát triển thành khả năng tự nhận thức lành mạnh, quan hệ nhân sinh hài hòa và khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả.
Cuốn Bách khoa nuôi dưỡng thói quen tốt cho trẻ - Thói quen tốt trong giao tiếp đề cập đến những thói quen hành vi vô cùng quan trọng và thường gặp trong cuộc sống hằng ngày như lạc quan, chấp nhận bản thân, chấp nhận sự khác biệt, quan tâm đến người khác, kiểm soát cảm xúc, tự tin, chia sẻ, hợp tác. Bằng hình thức kể chuyện vừa sinh động, thú vị, lại giàu ý nghĩa giáo dục, cuốn sách đã mở ra một cánh cửa tươi sáng cho trẻ và gia đình của trẻ. Việc nuôi dưỡng thói quen giao tiếp cho trẻ chịu ảnh hưởng bởi gia đình và các tổ chức giáo dục cũng như các phương tiện truyền thông trong xã hội. Các thói quen tốt ở trẻ cũng là một biểu hiện quan trọng của “gia đình tốt, nếp nhà tốt, giáo dục gia đình hiệu quả”. Một điểm rất quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng thói quen giao tiếp tốt cho trẻ là phải biết kết hợp hài hòa giữa việc dạy cho trẻ và để trẻ tự nhận thức qua các tình huống của cuộc sống thường ngày. Vì vậy, trước hết bố mẹ phải là tấm gương tốt cho trẻ, việc bố mẹ và con cùng nuôi dưỡng thói quen tốt là điều vô cùng quan trọng.
3. Thói Quen Tốt Về An Toàn
Trong truyện cổ tích Cô bé quàng khăn đỏ, trên đường đến nhà bà ngoại, cô bé quàng khăn đỏ suýt chút nữa trở thành món ăn của sói xám. Trong cuộc sống hiện thực, rất khó để chúng ta gặp phải một con sói xám bằng xương bằng thịt, nhưng “sói xám” tàng hình tồn tại ở khắp mọi nơi. Nước, lửa, điện, người quen, người lạ, ô tô, vật nuôi, thang máy, cửa đều có thể trở thành “sói xám” tàng hình, gây ra những nguy cơ về mất an toàn, thậm chí là đe dọa tính mạng.
Trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có hàng chục trẻ em tử vong vì những tai nạn ngoài ý muốn. Đây thực sự là con số khiến chúng ta phải giật mình. Sự bình an của trẻ vô cùng quan trọng. Những sự cố về an toàn của trẻ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính bản thân trẻ và sự hòa thuận trong gia đình. Cách tốt nhất để ngăn chặn rủi ro là nuôi dưỡng ý thức an toàn cho trẻ từ khi còn nhỏ, nâng cao khả năng dự báo nguy hiểm và kĩ năng tự bảo vệ của trẻ, nuôi dưỡng thói quen tốt tự bảo vệ mình, phòng tránh các sự cố ngoài ý muốn ở mức cao nhất.
Cuốn Bách khoa nuôi dưỡng thói quen tốt cho trẻ - Thói quen tốt về an toàn sử dụng phương pháp kể chuyện, giảng giải kiến thức, thông qua các trò chơi để dạy trẻ nhận biết các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống, nuôi dưỡng ý thức an toàn và thói quen an toàn ở trẻ. Điểm thú vị là các câu chuyện đã nhân hóa các mối nguy hiểm, giảng giải về đặc điểm của các nguy cơ và hậu quả gây ra cho con người, điều này phù hợp với đặc trưng tư duy hình tượng của trẻ, để lại cho trẻ ấn tượng sâu sắc. Dần dần, trẻ học được những kiến thức cần thiết, có được nhận thức sâu hơn thông qua trò chơi, từ đó nuôi dưỡng thói quen tốt. Đây thực sự là cuốn bách khoa giáo dục an toàn cho trẻ có nội dung mới mẻ, thực tế và hấp dẫn.
Sự bất cẩn của người lớn cũng có thể mang đến cho trẻ những nguy hiểm tiềm tàng. Ví dụ, một người cha dẫn con trai ba tuổi đi công viên chơi rồi nói với con: “Bi ơi, bố ngồi đây học ngoại ngữ, con chạy bộ nhé, chạy xong một vòng về báo cáo bố một lần.” Cậu bé nói: “Vâng ạ.” Con chạy một vòng rồi quay lại: “Bố ơi, con quay lại rồi.” Người cha nói: “Tốt lắm, chạy thêm vòng nữa.” Cậu lại chạy thêm vòng nữa, lại báo cáo: “Bố, con quay lại rồi.” Người cha nói: “Tốt lắm, con chạy vòng nữa nhé.” Người cha mải học từ mới, không để tâm chăm sóc con, cuối cùng không thấy con đâu. Cậu bé chạy vòng thứ ba mà mãi không quay lại. Đến lúc đó người cha mới giật mình nhận ra, có khi con đi lạc rồi. Trời tối, công viên thì rộng, làm thế nào bây giờ? Người cha vội vàng thông báo nhờ người đi tìm giúp mà trong lòng như lửa đốt. Cuối cùng phát hiện ra con vừa khóc vừa đi về nhà. Thật may mắn làm sao!
Có thể thấy, sự lơ là của cha mẹ còn đáng sợ hơn những nguy hiểm tiềm tàng, nguy hiểm tiềm tàng + lơ là = tai nạn. Ứng phó với tai nạn là giải pháp nhất thời, dự phòng nguy hiểm mới là giải pháp lâu dài. Chúc cho các bậc cha mẹ cùng con trẻ của mình có thể nhận biết được rủi ro, dự phòng nguy hiểm, sống một đời bình an.
4. Thói Quen Tốt Trong Học Tập
Thói quen là những hành vi đã được hình thành và lặp đi lặp nhiều lần. Trẻ em khác với người trưởng thành, các em có đặc điểm độ tuổi cụ thể và quy luật phát triển riêng. Vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng thói quen học tập của trẻ, việc tôn trọng bản tính và đặc điểm vốn có của trẻ đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Chúng ta có thể mở rộng và nuôi dưỡng tính tò mò của trẻ bằng cách tăng cường niềm vui trong hoạt động và tăng cường phản ứng tích cực với các vấn đề của trẻ. Ví dụ, người lớn dẫn trẻ đi quan sát quá trình con sâu bướm nở ra từ trứng, biến thành nhộng, sau đó phá kén ra ngoài trở thành bướm. Các bạn ấy hét thật to: “Òa, một con sâu bướm đang cong người thành hình chữ J!”, “Òa, nó đang lắc lư kìa!”, “Ôi, nó còn đang nhảy ấy!”, “Giờ nó đang biến hình!”, “Nó đang lột xác, đang ra ngoài!” Vào thời khắc tuyệt vời ấy, trẻ được tận mắt nhìn thấy cái kén tách ra, tận mắt chứng kiến sự ra đời của một sinh mệnh. Trong những trải nghiệm này, trẻ tập trung, chăm chú, hung phấn, tỉ mỉ quan sá Đây chính là quá trình nuôi dưỡng thói quen. Khi chúng ta coi trọng các vấn đề của trẻ, khuyến khích trẻ dũng cảm mạo hiểm và theo đuổi những thách thức mới, khi chúng ta cho các con cơ hội để khám phá thế giới tràn ngập sự phấn khích, sáng tạo và bất ngờ, thì có nghĩa là chúng ta đang hình thành ở trẻ một thái độ thưởng thức đối với thế giới của cuộc sống và sẵn sàng khám phá. Ví dụ, khi trẻ quan sát con giun đất và muốn mang nó về nhà, chúng ta có thể hỏi: “Muốn giun đất cảm thấy như được ở trong môi trường tự nhiên, chúng ta phải làm thế nào?” Nếu trẻ đáp: “Bãi cỏ, chúng ta cần bãi cỏ”, chúng ta sẽ hỏi thêm: “Tại sao con biết được điều này?” Có thể trẻ sẽ trả lời rằng vì chúng tìm được giun đất trong bãi cỏ, lúc này, nếu chúng ta nói: “Mẹ nhớ để tìm con giun này con còn phải đào đất nữa, con đào đất để làm gì nhỉ?” Có thể con sẽ trả lời: “Giun sống ở trong đất!” “Giun sống trong đất, trong bùn” Trong quá trình này, khi có những trải nghiệm vui vẻ, con sẽ yêu thích hơn công việc tìm tòi và quan sát.
Ngược lại, nếu người lớn dùng những hiểu biết của mình để trả lời những câu hỏi của trẻ, thì đầu óc của trẻ sẽ bị lấp đầy bởi những thông tin người lớn đưa ra. Trẻ không cần phải suy nghĩ, chỉ cần tiếp nhận những thông tin này và nghĩ rằng người lớn chính là ổ ghi nhớ thông tin, từ đó trẻ tin rằng tất cả các tri thức đều xuất phát từ người lớn, thế là trẻ từ bỏ quá trình tự tư duy, tìm tòi. Sự thụ động chờ đợi này rất có thể sẽ khiến cho trẻ sau này thiếu mất khả năng tự học.
Coi trẻ là chủ thể, trên cơ sở tôn trọng hứng thú, đặc điểm của từng trẻ, với phương thức trò chơi hóa, tạo hứng thú cộng thêm dẫn dắt, để thói quen tốt của trẻ được nuôi dưỡng từng bước, củng cố dần dần qua những trải nghiệm. Chính những trải nghiệm được vun đắp dần dần qua từng chi tiết và hoàn cảnh cụ thể, trải qua quá trình chủ động bồi đắp, đã hình thành nên thói quen tốt ở trẻ.
5. Thói Quen Tốt Về hành Vi
Những thói quen tốt không tự nhiên mà có, bởi chúng được hình thành qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Ví dụ, muốn trẻ không kén chọn thức ăn, chúng ta có thể để trẻ có những trải nghiệm với cơn đói. Từ khi trẻ được sáu tháng tuổi, đã phải tuân theo tiến trình bổ sung thực phẩm lành mạnh.
Để trẻ tránh được nguy cơ dị ứng thực phẩm, hãy để trẻ tiếp xúc và thích ứng với nhiều loại mùi vị thực phẩm, hãy cho trẻ được tiếp xúc với thực phẩm mới khi chúng có cảm giác đói. Đồng thời, bạn cũng phải tạo dựng cho trẻ tấm gương ăn uống lành mạnh. Thực đơn phong phú sẽ khiến trẻ có thể hưởng thụ niềm vui ẩm thực khi đến bất cứ đâu; biết tiết chế bản thân khiến trẻ chống lại các cám dỗ xấu bất cứ lúc nào.
Có những thói quen cần phải được lặp đi lặp lại. Ví dụ, qua đường trên phần đường có vạch kẻ dành cho người đi bộ. Rất nhiều người hiểu được tầm quan trọng của việc này nhưng lại không làm theo. Nguyên nhân rất đơn giản, vì ngại đi thêm mấy bước chân hoặc thấy người khác không làm như thế thì mình cũng không làm. Nhưng, những em bé được nuôi dạy bài bản có thể thực hiện những việc này mà không phiền, không ngại, không mệt, không a dua theo đám đông, dẫn bố mẹ đi theo phần đường dành cho người đi bộ. Bởi vì trải qua quá trình lặp đi lặp lại, những tiêu chuẩn an toàn của trẻ đã phát triển lên một mức cao hơn, đó là khắc ghi trách nhiệm với tính mạng vào tâm trí và biến thành hành động cụ thể.
Có những thói quen nếu chỉ đơn thuần dựa vào việc lặp đi lặp lại thì vẫn chưa đủ. Ví dụ, về chế độ làm việc và nghỉ ngơi, từ nhỏ đến lớn, từ khi chúng ta bước chân vào trường học, vẫn luôn là quy luật học xong một tiết học nghỉ 5 - 10 phút. Nhưng việc này vẫn không thể khiến chúng ta biến quy luật này thành một thói quen. Ngày qua ngày nghe theo sự điều khiển từ hiệu lệnh của tiếng chuông, tiếng trống bên ngoài, đến khi không còn hiệu lệnh, cơ thể sẽ nghe theo sự điều khiển của cảm giác mệt mỏi. Bởi vì những quy luật này là bị động, chưa trở thành “nhất thiết” trong ý thức chủ quan của chúng ta. Thực ra, chỉ cần trẻ hiểu và cảm nhận được ích lợi của việc thay đổi “làm - nghỉ”, lặp đi lặp lại theo hiệu lệnh của tiếng trống, tiếng chuông, để việc thay đổi “làm - nghỉ” có thể trở thành hành vi tự giác của trẻ. Nhận biết sự vật, hiểu được cả bản chất và nguyên nhân của sự việc, trẻ mới có thể giữ được thói quen sử dụng bộ não hiệu quả, khỏe mạnh.
Rõ ràng, việc tuân theo tiến trình; tấm gương; lặp đi lặp lại; nhận biết sự vật; hiểu được cả bản chất và nguyên nhân của sự việc là những nội dung liên quan đến việc nuôi dưỡng thói quen tốt cho trẻ. Bên cạnh đó, còn rất nhiều thứ cần đến sự tìm tòi, khám phá của cha mẹ và các con. Vì thế, bố mẹ hãy cùng con liệt kê ra một bảng thói quen tốt và sắp xếp theo trình tự quan trọng của thói quen để cùng nhau thực hiện nhé!
Rất mong bộ sách này có thể mang lại ích lợi cho con trẻ!
Công ty phát hành | Minh Long |
Tác giả | Hạ Hiểu Nhung/ Hạ Hiểu Hưng/ Trần Kì Kính |
Ngày xuất bản | 07-2019 |
Kích thước | 20.5 x 25.5 cm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Mỹ Thuật |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 315 |
Giá sản phẩm niêm yết của Sách Kiến Thức - Kỹ Năng Cho Trẻ Combo Bách Khoa Nuôi Dưỡng Thói Quen Tốt Cho Trẻ (Bộ 5 quyển) trên các sàn TMĐT đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ...
Mức giá và các nhà cung cấp được liệt kê tại đây chỉ dùng để bạn tham khảo. Khi quyết định mua hàng bạn cần xem xét thêm về đánh giá của khách hàng tại shop đó. Sau cùng bạn chọn mua sản phẩm từ nhà cung cấp mà bạn cho là uy tín nhất với mức giá hợp lý nhất. Chúng tôi không trực tiếp bán hàng cũng như vận chuyển và không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về quyết định mua hàng của bạn.
Công ty phát hành: | Minh Long |
---|---|
Ngày xuất bản: | 07-2019 |
Loại bìa: | Bìa mềm |
Số trang: | 315 |
SKU: | 4966716977608 |