Combo 3 Cuốn Sách Tôn Giáo - Tâm Linh: Đạo - Trạng Thái Và Nghệ Thuật + Tantra - Con Đường Và Sự Chấp Nhận + Đức Phật - Cuộc Đời Và Giáo Huấn (tặng kèm bookmark thiết kế aha)
Combo 3 Cuốn Sách Tôn Giáo - Tâm Linh: Đạo - Trạng Thái Và Nghệ Thuật + Tantra - Con Đường Và Sự Chấp Nhận + Đức Phật - Cuộc Đời Và Giáo Huấn (tặng kèm bookmark thiết kế aha) 1, Đạo - Trạng Thái Và...
Công ty phát hành: Thái Hà
Loại bìa: Bìa mềm
SKU: 1468914147218
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Hà Nội
Combo 3 Cuốn Sách Tôn Giáo - Tâm Linh: Đạo - Trạng Thái Và Nghệ Thuật + Tantra - Con Đường Và Sự Chấp Nhận + Đức Phật - Cuộc Đời Và Giáo Huấn (tặng kèm bookmark thiết kế aha)
1, Đạo - Trạng Thái Và Nghệ Thuật
Osho (1931-1990) là một vị đạo sư hết sức kỳ lạ của thế kỷ hai mươi.
Tên thật của ông là Rajneesh Chandra Mohan Jain. Khoảng trong thập kỷ 70 người ta biết đến ông với tên Bhagwan Shree Rajneesh. Tháng 2 năm 1989, ông tự đổi tên là Osho. Osho vốn là danh xưng tiếng Nhật Bản cổ, có nghĩa là “đạo sư” của một dòng Thiền.
Osho để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ với hàng trăm cuốn sách và vô số các bài thuyết giảng.
Thái Hà Books trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bộ sách gồm 5 cuốn của Osho: Đạo, Đức Phật, Thiền, Tantra và Upanishad.
ĐẠO
Các bậc Đạo sư chỉ nói về “Con Đường”. Đạo nghĩa là Con Đường – họ hoàn toàn không nói về đích đến. Họ nói: Đích đến sẽ tự lo, bạn không cần phải lo lắng về đích đến.
Nếu bạn biết Con Đường thì bạn biết đích đến, bởi vì đích đến không nằm ở cuối Con Đường, đích đến nằm dọc theo Con Đường – nó ở đó mỗi khoảnh khắc và mỗi bước đi. Không phải là khi Con Đường kết thúc bạn mới tới đích; mỗi khoảnh khắc, cho dù ở đâu, bạn cũng đều đang ở tại đích đến nếu bạn đang trên Con Đường.
Ở trên Con Đường là ở tại đích đến. Cho nên, các Đạo sư không nói về đích đến, họ không nói về Thượng Đế, họ không nói về giải thoát, niết bàn, chứng ngộ – không, hoàn toàn không. Thông điệp của họ rất đơn giản: Bạn phải tìm ra Con Đường. Mọi thứ trở nên phức tạp hơn một chút khi các bậc thầy nói: Con Đường không có bản đồ, Con Đường không được vẽ ra, Con Đường không phải thứ mà bạn bám theo ai đó mà tìm ra được. Con Đường không giống như đại lộ, Con Đường giống như chim bay trên bầu trời – không để lại dấu chân phía sau. Chim đã bay nhưng chẳng có dấu vết nào để lần theo. Con Đường không hề có lối. Nó không được làm sẵn, có sẵn; bạn không thể chỉ quyết định bước đi trên nó, bạn sẽ phải tìm ra nó. Bạn sẽ phải tìm ra nó theo cách của riêng mình, cách của người khác sẽ không khả dụng. Đức Phật đã bước, Lão Tử đã bước, Jesus đã bước, nhưng con đường của họ sẽ không giúp bạn được bởi vì bạn không phải là Jesus, bạn không phải là Lão Tử và bạn không phải là Đức Phật. Bạn là bạn, một cá nhân độc nhất vô nhị. Chỉ bằng cách bước đi, chỉ bằng cách sống cuộc sống của mình, bạn mới tìm ra Con Đường. Đây là thứ có giá trị lớn lao.
Đó là lý do tại sao Đạo giáo không phải một tôn giáo có tổ chức – không thể. Nó có tính tôn giáo thuần khiết, nhưng không phải là một tôn giáo có tổ chức. Bạn có thể là một Đạo nhân1 nếu bạn sống một cách chân thực và ngẫu hứng; nếu bạn đủ can đảm tiến vào cái không biết một mình, như một cá nhân; nếu bạn không dựa vào ai, không theo sau ai, cứ thế đi vào đêm tối mà không biết sẽ đến đâu hay có bị lạc lối không. Nếu bạn có can đảm thì bạn có lựa chọn đó. Nó đầy mạo hiểm. Nó đầy phiêu lưu.
Thiên Chúa giáo, Hindu giáo và Hồi giáo là những đại lộ: Bạn không cần mạo hiểm bất cứ điều gì – bạn chỉ cần theo sau đám đông. Với Đạo, bạn phải đi một mình, bạn phải ở một mình. Đạo đề cao cá nhân, không đề cao xã hội. Đạo đề cao sự độc đáo, không đề cao đám đông. Đạo đề cao tự do, không đề cao tiêu chuẩn. Đạo không có truyền thống. Đạo là một cuộc nổi dậy và là cuộc nổi dậy vĩ đại nhất.
2, Tantra - Con Đường Và Sự Chấp Nhận
TANTRA
Điều căn bản nhất về Tantra là đây – nó mang tính triệt để, tính cách mạng, tính nổi dậy – nguyên lí cơ bản của Tantra là thế giới không bị phân chia thành thấp hơn và cao hơn, mà nó là một thể. Cái cao hơn cùng cái thấp hơn đang nắm tay nhau. Cái cao hơn bao hàm cái thấp hơn và cái thấp hơn bao hàm cái cao hơn. Cái cao hơn ẩn trong cái thấp hơn – cho nên cái thấp hơn không phải để bị phủ nhận, không phải để bị lên án, không phải để bị phá hủy hay giết chết. Cái thấp hơn phải được chuyển hóa. Cái thấp hơn phải được cho phép dịch chuyển lên trên và theo cách đó cái thấp hơn trở thành cái cao hơn.
Nói cách khác, không có khoảng trống nào không thể bắc cầu giữa Quỷ Dữ và Thượng Đế – Quỷ Dữ đang đem theo Thượng Đế sâu dưới trái tim mình. Một khi trái tim đó bắt đầu vận hành, Quỷ Dữ trở thành Thượng Đế. Trên thực tế, từ devil (quỷ dữ) có cùng một gốc với từ divine (thần thánh); nó là thần thánh chưa tiến hóa, vậy thôi. Không phải Quỷ Dữ đang chống lại thần thánh, không phải Quỷ Dữ đang cố gắng phá hủy thần thánh – trên thực tế, Quỷ Dữ đang cố gắng tìm kiếm thần thánh. Quỷ Dữ đang trên đường đạt đến thần thánh; nó không phải kẻ thù, nó là hạt giống. Thần thánh là cái cây đã nở hoa sum suê, còn Quỷ Dữ là hạt giống – nhưng cái cây ẩn trong hạt giống. Hạt giống không chống lại cái cây, trên thực tế, cái cây không thể tồn tại nếu không có hạt giống. Và cái cây không chống lại hạt giống – chúng có một tình bạn sâu sắc, chúng ở cùng với nhau.
Độc dược và mật ngọt là hai giai đoạn của cùng một năng lượng. Cuộc sống và cái chết cũng thế – và mọi thứ đều như vậy: ngày và đêm, yêu và ghét, tình dục và siêu ý thức. Tantra nói, đừng bao giờ lên án Tantra 7 điều gì; thái độ lên án có tính phá hủy. Khi lên án điều gì đó, bạn từ chối những khả năng sẽ đến với bạn nếu bạn khuyến khích cái thấp hơn tiến hóa. Đừng lên án bùn, bởi vì sen được ẩn trong bùn. Hãy dùng bùn để tạo ra sen. Tất nhiên, bùn vẫn chưa là sen, nhưng nó có thể là sen. Một người sáng tạo sẽ giúp bùn phóng thích sen của nó, cho nên sen có thể được giải phóng.
Tầm nhìn Tantra có giá trị to lớn, đặc biệt vào thời điểm hiện tại của lịch sử loài người, bởi vì một kiểu con người mới đang nỗ lực ra đời; một ý thức mới đang gõ cửa. Tương lai sẽ là của Tantra bởi vì những thái độ nhị nguyên sẽ không còn chi phối tâm trí loài người nữa. Trong nhiều thế kỉ, những thái độ nhị nguyên này đã làm què quặt con người và khiến họ cảm thấy tội lỗi. Chúng đã không giúp cho con người tự do, chúng đã biến họ thành tù nhân. Chúng cũng không làm cho con người hạnh phúc, chúng làm họ khốn khổ. Chúng đã lên án mọi thứ, từ thức ăn đến tình dục, chúng đã lên án mọi thứ – từ tình yêu đến tình bạn. Tình yêu bị lên án, thân thể bị lên án, tâm trí bị lên án. Chúng đã không để lại một tấc đất 8 Osho nào cho bạn đứng; chúng lấy đi mọi thứ, và bạn bị bỏ lại chơ vơ.
Tình trạng này không thể được dung thứ thêm nữa. Tantra có thể cho bạn một góc nhìn mới.
3, Đức Phật - Cuộc Đời Và Giáo Huấn
ĐỨC PHẬT
Tên của Đức Phật là Siddhartha Gautama. Phật không phải là tên ông, từ đó chỉ trạng thái tỉnh thức của ông. Phật đơn giản nghĩa là “người tỉnh thức”. Đức Phật là người tỉnh thức nổi tiếng nhất nhưng không phải là người tỉnh thức duy nhất. Có nhiều vị Phật trước ông và nhiều vị Phật sau ông – và bởi mỗi con người đều có thể trở thành một vị Phật nên những vị Phật mới sẽ tiếp tục xuất hiện trong tương lai. Tất cả mọi người đều có tiềm năng này… vấn đề chỉ là thời gian. Một ngày nào đó, bị thực tại bên ngoài quấy nhiễu, tuyệt vọng vì đã thấy mọi thứ và lại chẳng tìm ra điều gì, bạn chắc chắn sẽ quay vào trong.
Từ buddha (Phật) có nghĩa là “trí tuệ được đánh thức”. Từ buddhi (trí tuệ) cũng có chung một gốc với từ này. Gốc từ budh có nhiều tầng nghĩa. Không có từ đơn tiếng Việt nào mang nghĩa tương đương. Nó có nhiều ngụ ý, nó linh động và có tính thi ca. Không ngôn ngữ nào ngoài tiếng Phạn có một từ giống như budh. Nó có ít nhất năm nghĩa khác nhau. Nghĩa đầu tiên là thức dậy và đánh thức. Nói cách khác, nó đối nghịch với việc ngủ, với tình trạng lơ mơ trong ảo mộng mà từ đó ta thức tỉnh như thể bước ra khỏi một giấc mơ. Đó là nghĩa thứ nhất của trí tuệ, budh: tạo ra một sự thức tỉnh bên trong bạn.
Trí tuệ chính là khả năng sống trong hiện tại. Càng sống trong quá khứ hoặc tương lai thì bạn càng ít trí tuệ. Trí tuệ là khả năng ở đây, bây giờ, tại chính Đức Phật 9 khoảnh khắc này và không đâu khác. Như vậy là bạn tỉnh thức
Nghĩa thứ hai của budh là nhận ra và chú ý. Một vị Phật là người nhận ra cái giả là cái giả, và đã mở mắt ra để thấy cái thật là cái thật. Nhận chân cái giả là khởi đầu Đức Phật 11 để hiểu chân lý. Chỉ khi bạn thấy cái giả là giả, bạn mới có thể nhận rõ chân lý là gì. Bạn không thể tiếp tục sống trong ảo giác, bạn không thể tiếp tục sống trong những đức tin của mình, bạn không thể tiếp tục sống trong những định kiến nếu bạn muốn biết chân lý. Cái giả phải được nhận ra là giả. Đó là nghĩa thứ hai của budh, nhận ra cái giả là giả, cái không thật là không thật.
Nghĩa thứ ba của gốc từ budh, trí tuệ, là “biết”, là “hiểu”. Đức Phật biết cái đang diễn ra, ông ấy hiểu cái đang diễn ra, và trong chính sự thấu hiểu đó ông ấy tự do khỏi mọi sự bó buộc. Budh nghĩa là biết theo nghĩa thấu hiểu chứ không theo nghĩa tích lũy kiến thức. Phật không tích lũy kiến thức. Người trí tuệ không quan tâm nhiều đến thông tin hay kiến thức. Người trí tuệ quan tâm nhiều đến khả năng biết. Điều người ấy quan tâm là việc biết chứ không phải kiến thức.
Nghĩa thứ tư là khai sáng và được khai sáng. Đức Phật là ánh sáng, ông ấy đã trở thành ánh sáng. Do ông ấy là ánh sáng, một cách tự nhiên và hiển nhiên, ông ấy chiếu ánh sáng cho những người khác. Ông là sự soi sáng. Bóng tối của ông đã biến mất, ngọn lửa bên trong ông cháy lên rạng ngời. Ngọn lửa không khói. Nó đối lập với bóng tối và sự dốt nát, mù quáng. Đây là nghĩa thứ tư: trở thành ánh sáng, được khai sáng.
Nghĩa thứ năm của budh là thăm dò. Có một độ sâu bên trong bạn, một độ sâu không đáy, và nó phải 24 Osho được thăm dò. Nghĩa thứ năm cũng có thể là thâm nhập, bỏ lại mọi ngăn trở và thâm nhập vào cốt lõi bản thể của bạn.
Con đường của Đức Phật là con đường của budh. Nhớ rằng “Phật” không phải tên của Đức Phật, Phật là trạng thái ông ấy đạt được. Tên của ông ấy là Siddhartha Gautama. Thế rồi một ngày ông ấy trở thành Đức Phật, một ngày bodhi của ông ấy, trí tuệ của ông ấy, trổ hoa. “Phật” có ý nghĩa không khác gì “Chúa”. Tên của Jesus không phải là Chúa, đó là sự nở hoa tối thượng đã xảy ra với ông ấy. Đó cũng là điều đã xảy ra với Đức Phật. Có rất nhiều vị Phật khác ngoài Đức Phật. Mọi người đều có khả năng đạt được budh. Nhưng budh, 26 Osho khả năng nhìn thấy, chỉ giống như hạt giống bên trong bạn. Nếu nó nảy mầm, trở thành một cây lớn, nở hoa, bắt đầu nhảy múa trên bầu trời, bắt đầu thì thầm với các vì sao, thì bạn là một vị Phật. Con đường của Đức Phật là con đường của trí tuệ. Nó không phải con đường của cảm xúc, không, hoàn toàn không. Không phải những người giàu cảm xúc không thể đạt tới mà là có những con đường khác dành cho họ, con đường của hiến dâng, Bhakti Yoga. Con đường của Đức Phật là Gyan Yoga thuần khiết, con đường của biết. Con đường của Đức Phật là con đường của thiền, không phải của tình yêu.
Giá sản phẩm niêm yết của Sách Tôn Giáo - Tâm Linh Combo 3 Cuốn Sách Tôn Giáo - Tâm Linh: Đạo - Trạng Thái Và Nghệ Thuật + Tantra - Con Đường Và Sự Chấp Nhận + Đức Phật - Cuộc Đời Và Giáo Huấn (tặng kèm bookmark thiết kế aha) trên các sàn TMĐT đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ...
Mức giá và các nhà cung cấp được liệt kê tại đây chỉ dùng để bạn tham khảo. Khi quyết định mua hàng bạn cần xem xét thêm về đánh giá của khách hàng tại shop đó. Sau cùng bạn chọn mua sản phẩm từ nhà cung cấp mà bạn cho là uy tín nhất với mức giá hợp lý nhất. Chúng tôi không trực tiếp bán hàng cũng như vận chuyển và không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về quyết định mua hàng của bạn.
Công ty phát hành: | Thái Hà |
---|---|
Loại bìa: | Bìa mềm |
SKU: | 1468914147218 |
Nhà xuất bản: | Nhà Xuất Bản Hà Nội |