Đánh giá của khách hàng
Viết một nhận xét bằng tài khoản Facebook của bạn
-
TRAN THI TUONG VI - Hài lòng
Tiki giao hàng nhanh, đặt hàng hôm qua lúc 13:00 nhưng sáng nay đã nhận được. Nhưng về đóng gói thì thiếu cẩn thận. Mình mua bên tiki nhiều năm nay thì đây là lần đầu tiên mình nhận được gói hàng tệ như vậy. Mong tiki khắc phục cho những đơn sau.
-
Bella Ngô - MỘT TÁC PHẨM TUYỆT VỜI VỀ SÀI GÒN XƯA
Mình rất hứng thú với các tác phẩm về Sài Gòn, sau khi đọc xong cuốn " chuyện nhỏ Sài Gòn" thì mình vô tình thấy cuốn này, thấy tựa đề dài quá nên muốn mua về đọc thử như thế nào. Kết quả là yêu luôn, mình là thế hệ 9x đời đầu, gia đình cũng ko hẳn là gốc SG nên mình rất tò mò về SG của 30,40 năm trước sẽ như thế nào, và mình thấy yêu quá luôn cái SG của thời đó, rất tình người và cũng rất dễ thương, có cái máy chiếu bóng nhỏ xíu thôi mà cũng gầy dựng nên tuổi thơ mãnh liệt của những chú nhóc SG năm đó. Ai biết thêm cuốn sách nào của chú Nghĩa thì giới thiệu cho mình đọc với nghe, cực thích giọng văn mô tả của chú luôn, dễ thương gì đâu,hihi ^^
-
Nguyễn Vinh - Hãy mua ngay và thưởng thức quyển sách này, nếu bạn muốn biết thêm về cuộc sống và con người Sài Gòn - Chợ Lớn năm xưa.
Bản thân là một đứa sinh ra và lớn lên ở khu Chợ Lớn, quận 5, mình cực kì phấn khích khi đọc quyển sách này của tác giả Lê Văn Nghĩa. Cả một quyển sách là một lát cắt về đời sống cư dân vùng Chợ lớn những năm 60 -70, với đủ mọi thành phần trong xã hội như chính cái tên ngộ nghĩnh của nó. Đọc “Chú Chiếu Bóng, Nhà Ảo Thuật, Tay Đánh Bài, Và Tụi Con Nít Xóm Nhỏ Sài Gòn Năm Ấy’’ mình như thấy cả tuổi thơ, không phải là của mình mà là của ba má mình, lớp thị dân Sài Gòn – Chợ Lớn ba, bốn chục năm về trước. Lịch sử được thể hiện sống động qua từng trang sách, từ những đứa trẻ nhỏ xóm nghèo, những người lái ba gác chở thuê, những tay giang hồ tứ chiếng với lối ngôn ngữ ‘’rặt’’ chất dân Sài Gòn thời đó, cho đến những địa điểm vẫn còn hằn dấu thời gian cho tới nay như chợ Bình Tây, xóm Bãi Sậy, rạp Tân Lạc nay là Trung tâm văn hóa Hậu Giang, trường trung học Bình Tây, Ty cảnh sát nay là UBND quận, hay những thứ chỉ còn là kí ức một thời quá vãng như các cây cầu Palikao, cầu Bình Tiên, cầu Chợ Lớn, bắc qua các con rạch như rạch Bãi Sậy, rạch Hàng Bàng nay đã bị lấp, đứng trên khu đất này bây giờ khó có thể tưởng tượng được cái cây cầu ngày xưa ra sao. Đôi lúc khi đang đọc bạn có thể sẽ thốt lên: “ê chỗ này gần chỗ mình ở nè”, “cái Tửu lầu Á Đông này bây giờ vẫn còn nè”, “người ngày xưa nói chuyện ngộ quá hén”. Biết bao điều thú vị và lôi cuốn. Tốm lại, rất đáng đồng tiền bát gạo!
-
Phạm Hoàng Thanh - Cực kì hài lòng
3 quyển sách được TIKI đóng gói một cách cẩn thận. Nhân viên giao hàng lịch sự và đúng giờ. Mình sẽ còn tiếp tục đặt sản phẩm mới để ủng hộ. Thanks.
-
Phương Linh - Dễ thương và lôi cuốn
Chú chiếu bóng , nhà ảo thuật và tụi con nít xóm nhỏ sài gòn năm ấy là một cuốn sách có tựa đề khá dài dòng của ông Lê Văn Nghĩa . Điều làm mình chú ý đến cuốn sách này cũng chính là cái tựa đề dài dòng ấy của cuốn sách . Sách của ông là sách dành cho thiếu nhi , nhưng người lớn đọc cũng hổng sao , mà người già đọc càng khoái . Bìa sách nhìn rất vui nhộn và bắt mắt . Nội dung trong sách cũng rất dễ thương và dí dỏm . Nhiều chỗ khiến mình phải bật cười khi đọc . Mình khá thích cuốn này . Cảm ơn Tiki nhiều .
-
Vylee - Một tuổi thơ để nhớ về
Chú Chiếu Bóng, Nhà Ảo Thuật, Tay Đánh Bài, Và Tụi Con Nít Xóm Nhỏ Sài Gòn Năm Ấy không chỉ là một câu chuyện về tuổi thơ của một xóm nhỏ nghèo ở Sài Gòn trong những năm 60 mà còn là một quyển sách về văn hóa, đời sống của người Sài Gòn trước đây được tác giả lồng ghép một cách khéo léo. Có những từ rất đặc trưng mà chỉ người Sài Gòn mới biết đều được tìm thấy trong tác phẩm này, một chiếc vé về với tuổi thơ đầy màu sắc, đầy hoài niệm.
-
Nguyen Thuc Tran - Cực kì hài lòng
Đơn hàng sách của Tiki giao lúc nào cũng đúng hẹn, hiếm khi có lỗi về hình thức, lần này được bọc thêm bìa nhựa nên nhìn sạch sẽ và đẹp mắt.
-
Huỳnh Minh - Một tác phẩm thú vị và nhân văn
Đây là lần đầu tôi đọc một tác phẩm của nhà văn Lê Văn Nghĩa và cảm giác là "thích hết chỗ nói". Giọng văn của chú Nghĩa rất gần gũi, bình dân, mang hơi hướng của bối cảnh trong tác phẩm của chú. Các mối quan hệ bạn bè, thầy trò, người lớn - trẻ con rất bình dị nhưng toát lên tính nhân văn qua những biến cố, cách hành xử và suy nghĩ của những con người có liên quan trong đó. Lâu lắm rồi tôi mới lại được cảm nhận cái gốc của "sự học" qua một tác phẩm, khi đề cao nhân cách đáng trọng của con người lên trên hết. Câu chuyện rất ý nghĩa, chứa đựng những bài học nhẹ nhàng mà thấm thía. Thú vị hơn nữa là qua tác phẩm này, những tiếng lóng, khung cảnh Sài Gòn, những triết lý của con người trong giai đoạn ấy được tái hiện thật sinh động, hấp dẫn và đầy cảm xúc.
-
HacLongNinhKieu - Đáng tiền
Lê Văn Nghĩa chưa bao giờ làm mình thất vọng. Khoái giọng văn của chú từ thời Tuổi Trẻ Cười, mấy năm nay không đọc TTC nữa thì tìm sách của chú. "Mùa hè năm Petrus", rồi "Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy", đều là những trang sách đẹp. Đẹp vì văn hay, đẹp vì mang lại hồi ức xưa cũ cho những người từng sống qua thời đó (cho dù có thể không ở cùng một nơi), đẹp vì gợi nhớ lại hình ảnh người dân bình dị, thanh tao, không nhiều mưu mô hay kiểu sống mackeno bây giờ. Những đoạn nói về cách sống, cách làm người rất đẹp, không chút giáo điều mà cứ thấm vào lòng, không sao quên được. Cám ơn chú đã mang lại chút bình yên cho cuộc sống này!
-
Lin Mỹ Lệ - Một quyển sách quá ư là dễ thương !
Từ cái tên sách, cái bìa sách tới cái nội dung truyện hoàn toàn không có gì để chê bai cả. Tụi con nít trong truyện lại lớn lên trong cái khu người hoa ở, nên lâu lâu lại thêm vài câu như đúng rồi, kể cả người lớn, với riêng mình lại càng quý hơn, vì mình là một đứa gốc Hoa nhưng lại không thể đằm mình trong cái thế giới quen thuộc như tụi con nít ấy. Nhân vật nào cũng đáng yêu dù chúng nó chỉ là những đứa trẻ nghèo dễ bị lây nhiễm thói hư tật xấu,nhưng sau cùng, vẫn chân chất và ngoan ngoãn. Cái kết mở, có những nút thắt vẫn không được tháo gỡ hẳn, nhưng không sao, vì nó lại khiến câu chuyện trở nên thật như đời thêm, thật đến mức những trang cuối rồi chú Nghĩa còn viết vài dòng, nhắn nhủ mình chính là con Hồng - một đứa con gái trong tụi con nít ở xóm nhỏ Ba-ra-dô năm ấy làm mình suýt tưởng ...là thật. Lâu lâu đọc lại phải tấm tắc như trẻ nhỏ vừa được người lớn trong sách dạy cho mấy điều, ví như khi nhà ảo thuật gia bảo với thằng Ti đời người sống phải có cái tình , cùng nghề không được phá nồi cơm của nhau; rồi chú Hai Ngon yêu cái nghề chiếu bóng bảo ban thằng Minh phải học cho giỏi để sau này mới làm đạo diễn được, lúc nào cũng quen miệng nói "dẫu hèn cũng thể". Sài Gòn của những thập niên 60 hồi đó, ngay cả những đứa trẻ cũng được dạy cách yêu nước một cách rất gần gũi, như cách mẹ thằng Ti đánh anh em nó vì phát hiện ăn 'su-cu-la' của Mỹ, rồi hùng hồn bảo thà "nghèo thì cạp đất mà ăn nghe không tụi bây". Tụi nhỏ giận nhau, tị nạnh nhau, ghen ghét nhau, rồi sau đó lại đến gần nhau như chưa có khoảng cách nào. Sài Gòn của những thập niên 60 hồi đó mà khiến một đứa 9x như mình, dẫu có nhiều điều không được trải nghiệm qua nhưng vẫn thân thương quá đỗi. May quá khi giữa hàng loạt sách của một tác giả quen thuộc là Nguyễn Nhật Ánh, vẫn có vài người (như trước đó là Nguyễn Ngọc Thuần, nhưng sau lại đi về mảng truyện ngắn/truyện dài về thế giới người lớn mất rồi, giờ đọc được quyển sách này của chú Nghĩa ) chịu viết truyện "dành cho thiếu nhi, nhưng người lớn đọc cũng hổng sao, mà người già đọc càng khoái", thương quá!