Đánh giá của khách hàng
Viết một nhận xét bằng tài khoản Facebook của bạn
-
Minh Hiền - tuyệt
Nếu bỉ vỏ có thể được đưa vào SGK thì hay biết mấy. thật sự sau khi đọc tắt đèn và bỉ vỏ thì mìn thấy bỉ vỏ nhỉnh hơn nhiều. tình huống truyện và lời văn của nguyên hồng rất cuốn hút. đọc mà khóc cho thân phận của tám bính. mình nghĩ mọi người nên mua và thử đọc. hay lắm ạ
-
Soi Con - Rất Hay
Truyện này hay cực kỳ. "Bỉ vỏ" là một câu chuyện buồn để lại nhiều suy ngẫm, rất đáng đọc. Nhưng mà có một số chỗ miêu tả thực quá khiến mình cảm thấy không phù hợp với trẻ em lắm. Bỉ Vỏ khắc họa xã hội Việt Nam trong những năm 1930 một cách chân thực quá đến nỗi bản thân người đọc cũng như cảm nhận được từng cơn khổ nhục đau đớn của nhân vật chính trong câu chuyện. Truyện kể về những thăng trầm trong cuộc sống của Bính, tuy là người lương thiện nhưng do dòng đời xô đẩy mà phải làm những việc trái vào lương tâm, đạo đức.
-
Gà Rù - Nhan đề ấn tượng
Hồi mình học một đoạn trích trong Những Ngày Thơ Ấu của tác giả Nguyên Hồng, cô dạy văn mình đã giới thiệu cho lớp mình quyển này . Ngay từ nhan đề đã để lại ấn tượng rất sâu sắc cho độc giả, lần đầu tiên nghe từ "Bỉ Vỏ" mình đã không hiểu nó là gì, còn tự dịch bừa, sau đó mình đọc giới thiệu tác phẩm mới biết đây là từ lóng để chỉ những người đàn bà ăn cắp. Truyện là những thăng trầm trong cuộc sống của Bính, tuy là người lương thiện nhưng do dòng đời xô đẩy mà phải làm những việc trái vào lương tâm, đạo đức. Truyện được Nguyên Hồng thể hiện rất xuất sắc những khung bậc cảm xúc của các nhân vật.
-
Bùi Xuân Thành - Sách in bị mất hẳn 1 chương V
Nội dung sách thì miễn bàn nhưng bản in này bị thiếu mất chương V dù số trang không bị thiếu, chắc do bản mềm bị lỗi, đổi trả được không Tiki ?
-
Chanrin Jung - Hay tuyệt
Cuốn sách ấn tượng ngay từ tên gọi Bỉ vỏ, nghe rõ lạ bởi đó là tiếng địa phương, Cuốn sách cho ta hiểu thêm về thế giới "anh chị " thời đó khốc liệt thế nào, tuy nhiên nó vẫn thấm đẫm tính nhân văn, tình người, tình thương giữa những con người lầm lỡ ấy thật đáng nể phục. Thế nhưng mình không thích kết việc người đàn bà đó lại xa lầy vào trộm cắp, mình mong tình thương của họ có thể làm họ muốn tránh xa con đường tội lỗi này. Ngoài ra mình rất ấn tượng về cách dùng từ của tác giả, mà đa số là khẩu ngữ dân anh chị, nó là câu chuyện chân thực hơn
-
Vũ Thu Phương - Hay
Câu chuyện về một cô gái nơi thôn quê, vì lầm lỡ nên đã mang thai, vì luật làng quá khắt khe nên cô buộc phải bán đứa con mình mang nặng đẻ đau cho một gia đình nhà giàu khác. Cô phải đi tha hương cầu thực ở nơi đất khách quê người, rồi cô lại một lần nữa bị kẻ gian hại, khiến cho cô bị bệnh. Nhờ vậy nên cô đã gặp được Năm, người đã chuộc cô ra khỏi nơi nhà chứa. Sau khi trải qua bao sóng gió với Năm, hai người quyết định làm một vụ cuối để dồn tiền chuộc đứa con năm xưa của mình, nhưng không ngờ, Năm lại cướp chiếc vòng của đứa bé năm xưa của Bính, khiến cho đứa trẻ chết. Một cái kết đầy đau khổ.
-
Đỗ Thị Thùy Vân - Hay, ý nghĩa
Mình rất thích đọc các tác phẩm của Nguyên Hồng. Ngay từ hồi học cấp 2, mình được học và đọc truyện ngắn của ông và mình thật sự bị cuốn hút vào dòng tự sự chan chứa tình cảm của nhà văn. Cô giáo dạy văn hồi đó của mình có kể về tác phẩm Bỉ vỏ, mình rất thích truyện này qua lời kể của cô và mong sớm được đọc đầy đủ tác phẩm này nhưng mãi bây giờ mới có dịp tìm đọc và cầm cuốn sách say sưa. Mình thật sự xúc động và xót thương cho cuộc đời của người phụ nữ và những co người ở đáy xã hội vào thế kỉ trước. Một bức tranh đầy mảng sáng tối, phản chiếu cuộc sống đầy cơ cực, đau khổ và tủi nhục của những con người trôi nổi trong cuộc đời của chính họ và trong cả cái xã hội đầy bất công thời đó. Một cuốn sách đáng đọc!
-
Quỳnh Như - Bỉ Vỏ- thân phận người phụ nữ.
"Bỉ vỏ"- một tác phẩm không mới của nhà văn Nguyên Hồng. Càng đọc và ngẫm nghĩ tác phẩm này, ta càng thương cảm cho số phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Người phụ nữ từ chân chính- đoan trang đã bị cái xã hội nơi mà nhân phẩm người phụ nữ không hề được coi trọng- làm cho bị tha hóa, không còn giữ được vẻ đẹp bản chất vốn có. Đọc "Bỉ vỏ" ta có thêm hiểu biết về xã hội xưa và thân phận hẩm hiu của người phụ nữ trong xã hội đó. Tôi không có gì ngạc nhiên với sự hẩm hiu ấy của họ, bởi qua nhiều tác phẩm đương đại khác tôi phần nào hiểu được, nhưng "Bỉ vỏ" lại mang đến cảm giác khác khi khai thác vấn đề ở một khía cạnh mới.
-
Nhi Nguyễn - Rất hay
Mình rất thích mua và đọc những tác phẩm của thời xưa, những tác phẩm được học trong sách giáo khoa. Được cô chủ nhiêm giới thiệu cho mình quyển sách này nên đã mua về đọc. Đằng sau cái sự tha hóa biến chất của cô gái nông thôn còn có tình yêu, có sự che chở giữa những kẻ mà xã hội không coi họ ra gì! mình đã khóc trước số phận đưa đẩy vùi dập của Bính. tác giả đã vẽ nên một bức tranh chân thực, trần trụi, phơi bày cái xã hội mục nát lúc bấy giờ, thân phận của người phụ nữ khi sống trong thời đại trọng nam khinh nữ. Đây cũng có thể lấy làm dẫn chứng cho bài nghị luận về thân phận người phụ nữ xưa và nay mà mình chuẩn bị viết. Rất hài lòng khi đã chọn mua quyển sách này!
-
Đinh Thị Văn - Trân trọng cuộc sống
Đọc "Tôi học Đại học" mình rất thích những phát biểu của nhà văn Nguyên Hồng được thầy Nguyễn Ngọc Ký chia sẻ. Lần đổi gió với những tác phẩm văn học Việt Nam, mình đã hào hứng chọn mua những tác phẩm của các tác giả: Thạch Lam, Tô Hoài, Nam Cao...và "Bí vỏ-Nguyên Hồng". Tác phẩm này dễ đọc, giọng văn gần gũi, cốt truyện gắn với hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Đọc tác phẩm rồi mình thật biết ơn vì được sinh ra trong xã hội mới-phụ nữ được nhận nhiều ưu ái và quyền lợi. Không như số phận của Bính và chị Minh, số phận người phụ nữ gắn với lề thói khắc nghiệt, đáng sợ. "Bỉ vỏ" là một câu chuyện buồn để lại nhiều suy ngẫm, rất đáng đọc.